Phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 124 - 125)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và tiêu thụ

3.2.5.1. Phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư và nâng kết cấu hạ tầng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, rút ngắn thời gian tồn trữ hàng hóa nói chung và giảm tỉ lệ hao hụt trái cây nói riêng. Trọng tâm là cải thiện hệ thống giao thông thủy, bộ, nâng cao hệ thống lưới điện bảo đảm phát triển công nghệ chế biến và bảo quản trái cây tươi hàng năm của tỉnh.

Tiếp tục tổ chức nghiên cứu xây dựng mới các chợ đầu mối trái cây và các nhà sơ chế bảo quản quả đặc sản tại các huyện trọng điểm trồng CAQ như: Bình Minh, Vũng Liêm, Long Hồ,... phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh nhà.

3.2.5.2. Tổ chức tiêu thụ

Trong thời gian gần đây vấn đề cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các loại trái cây với đầy đủ chủng loại từ nho, lê, táo,… của Mĩ, Úc, Trung Quốc, chuối của Philippin, đến sầu riêng, xoài của Thái Lan, Đài Loan,… đang được nhập và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Việc xây dựng và tôn vinh thương hiệu trái cây Việt Nam để cạnh tranh là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết. Nếu không trái cây Việt Nam sẽ mất chỗ đứng ngay trên thị trường của chúng ta và càng không thể cạnh tranh tại thị trường nước ngoài.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng trong thị trường nội địa.

Ban hành tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn đối với từng loại trái cây, cấp giấy chứng nhận chất lượng, quản lí nhãn hiệu hàng hóa.

Nghiên cứu kí kết các hiệp định thương mại với các nước để trái cây xuất khẩu được hưởng ưu đãi về thuế quan, để được công nhận chất lượng tiêu chuẩn, phát triển mối quan

123 hệ hợp tác kinh tế, kĩ thuật với các nước,…

Tổ chức lại các hoạt động sản xuất và hệ thống phân phối của thị trường bán buôn và bán lẻ trái cây trong nước. Xây dựng một cơ chế phù hợp để kết nối hiệu quả và khuyến khích sự hợp tác, cùng nhau chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nhà vườn với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu trái cây, nhà nước cần có thêm những chính sách để khuyến khích các nhà kinh doanh, chế biến và xuất khẩu trái cây đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu như cung cấp tín dụng, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ kĩ thuật và bao tiêu sản phẩm cho các nhà vườn. Tiếp tục đầu tư phát triển các cơ sở kinh doanh trái cây, đầu tư nâng cấp các phương tiện quản lí và kĩ thuật tại các vựa trái cây của tỉnh, đảm bảo tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh thỏa mãn các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm như GlobalGAP, HACCP,…

Ngoài ra, tỉnh cũng cần tổ chức tốt hơn hệ thống tiêu thụ trong tỉnh. Đặc biệt là phải khởi động nhanh đề án xây dựng chợ đầu mối trái cây xã Tân Hội - TP. Vĩnh Long và chợ đầu mối nông sản thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh vì dự án này thực hiện rất chậm, chỉ mới dừng ở giai đoạn lập dự án kêu gọi đầu tư.

3.2.5.3. Phát triển dịch vụ xuất khẩu

Để tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả, cần phát triển các loại hình dịch vụ sau:

Dịch vụ chế biến đối với những sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật chế biến phức tạp, qui trình công nghệ hiện đại, khối lượng sản phẩm lớn, phải do các doanh nghiệp, các HTX thực hiện. Còn đối với những sản phẩm yêu cầu sơ chế với qui mô đơn giản, sản lượng nhỏ có thể do các tổ, nhóm làm dịch vụ thực hiện.

Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như tổ chức dịch vụ thông tin thương mại, giới thiệu khách hàng, xuất khẩu ủy thác cho các hộ xã viên, các nông trại hoặc các tổ chức dịch vụ vận tải chuyên vận chuyển, tổ chức thu gom, đóng gói sản phẩm. Khuyến khích và hỗ trợ các vựa trái cây thành lập công ti, xây dựng các cơ sở đóng gói, hệ thống nhà mát, kho lạnh để bảo quản trái cây đáp ứng đủ điều kiện để tập kết và xuất khẩu trái cây.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)