Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 54 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Các nhân tố tự nhiên

2.3.1.1. Vị trí địa lí

Vĩnh Long nằm kẹp giữa sông Hậu Giang, sông Tiền Giang và sông Cổ Chiên, ở vị trí trung tâm ĐBSCL; đồng thời có Quốc lộ 1A là tuyến giao thông đường bộ huyết mạch nối ĐBSCL với Đông Nam Bộ chạy qua thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Bình Minh dài 46km, với cầu Mĩ Thuận kết nối Tiền Giang, cầu Cần Thơ nối liền 2 bờ sông Hậu tạo điều kiện cho Vĩnh Long có điều kiện giao lưu kinh tế thuận lợi với các tỉnh trong khu vực và với cả nước. Ngoài ra, còn có các tuyến Quốc lộ 54 và 57 góp phần đưa Vĩnh Long đến gần với Trà Vinh, Đồng Tháp. Đặc biệt Vĩnh Long có hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi trong nước và quốc tế là điều kiện thuận lợi để vận chuyển, giao lưu hàng hóa với các tỉnh lân cận.

Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường thì vị trí địa lí đã tạo cho Vĩnh Long lợi thế vượt trội so với các tỉnh khác của khu vực ĐBSCL tức là chủ động sản xuất nông nghiệp gần như 12 tháng trong năm. Hàng hóa nông sản từ Vĩnh Long tỏa đi toàn vùng rất thuận lợi và Vĩnh Long rất có cơ hội trở thành trung tâm bảo quản - chế biến và giao dịch nông sản hàng hóa lớn nhất vùng ĐBSCL, nhất là sản phẩm CAQ đặc sản.

Tuy nhiên, Vĩnh Long nằm kế cận thành phố Cần Thơ (thành phố trực thuộc Trung ương), là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ lớn của cả nước, nên khả năng thu hút vốn đầu tư, thu hút lao động chất lượng cao trong và ngoài nước đến Vĩnh Long bị phân cực, gây không ít khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long.

53

2.3.1.2. Các điều kiện về tự nhiên

Điều kiện tự nhiên để phát triển CAQ bao gồm các yếu tố về đất đai, địa hình, nguồn nước, thủy văn, khí hậu,… Việc đánh giá đầy đủ các yếu tố này là cơ sở khoa học quan trọng trong việc phân vùng thích nghi và bố trí trồng các lại CAQ trên địa bàn tỉnh.

Địa hình, đất đai

Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ.Với cảnh trí thiên nhiên bao quanh cù lao (Thanh Bình - Quới Thiện, Lục Sĩ Thành - Trà Ôn, Đồng Phú, An Bình, Hòa Ninh) là 3 nhánh sông Cửu Long, cây trái trĩu quả, mương vườn nuôi thủy sản (cá chép, cá tai tượng, tôm càng xanh,…) hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế với loại hình du lịch “văn minh miệt vườn”. Do vậy, Sở NN & PTNT Vĩnh Long phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng mô hình tổ chức lãnh thổ vườn CAQ kết hợp du lịch sinh thái. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển các vườn CAQ theo hướng tích cực và bền vững.

Đất tự nhiên Vĩnh Long hiện nay là 1.479 km2có bình độ tương đối bằng phẳng, rất thích hợp cho việc canh tác trồng lúa, trồng CAQ, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất nông nghiệp chiếm 77,26% diện tích đất tự nhiên.

Vĩnh Long cách biển Ðông gần 200km, nên hầu như không có nước mặn. Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông thông qua hai sông chính là sông Tiền, sông Hậu và được nối liền bởi sông

Mang Thít.

Hàng năm một lượng lớn phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp nên đất đai màu mỡ thích hợp cho các loại cây trồng. Nhóm đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh và một phần của hai huyện Long Hồ và Tam Bình. Ðây là vùng đất thuận lợi cho việc trồng các loại CAQ có giá trị kinh tế cao.

Nhìn chung, các nhóm đất của Vĩnh Long đều thích hợp cho việc trồng CAQ nhờ vào tầng canh tác dày, độ phì cao, tương đối giàu hữu cơ, ít chua, không bị ảnh hưởng mặn và hoàn toàn chủ động nguồn nước ngọt. Riêng nhóm đất phèn tuy có hàm lượng độc chất ở mức ảnh hưởng đến cây trồng nhưng nhờ vào tầng sinh phèn nằm sâu nên vẫn có thể khai thác để trồng CAQ nhờ vào kĩ thuật ém phèn và qui trình lên líp hợp lí.

54

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và lượng bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất 36,90

C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,30C.

- Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600cal/m2

. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550 - 2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

- Độ ẩm không khí bình quân 80 - 83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).

- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400 - 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116 - 179 mm.

- Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).

Khí hậu ở Vĩnh Long khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Lượng mưa dồi dào, nền nhiệt độ cao,… là các yếu tố thuận lợi để phát triển CAQ đạt năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, sự phân bố mưa không đồng đều, cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, Vĩnh Long không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,... có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế - xã hội nói chung.

Nguồn nước

Phần lớn diện tích vườn CAQ đều sử dụng nguồn nước tưới từ 2 nhánh sông lớn là: sông Tiền (phía Đông Bắc) và sông Hậu (phía Tây Nam). Chất lượng nước tại các con sông lớn của Vĩnh Long hoàn toàn ngọt, chế độ thủy văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thủy triều, lượng nước mùa kiệt ở các sông này đều thỏa mãn đủ nhu cầu nước tưới tiêu cho cây trồng. Riêng vào mùa lũ, nguồn nước thường có lượng phù sa từ 250 - 450g/m3 làm tăng độ phì cho đất đáng kể. Đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được.

55

Vĩnh Long có hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi trong nước và quốc tế, thông ra đến biển Đông và ngược lên Campuchia, thuận lợi cho tưới tiêu, lưu thông hàng hóa xuyên suốt quanh năm.

Những năm qua, ngành thủy lợi và nông dân Vĩnh Long đã tận dụng khá tốt các lợi thế về nước, tổ chức khai thác phục vụ cho sản xuất trồng trọt (thâm canh, tăng vụ). Tuy nhiên, hàng năm Vĩnh Long vẫn còn một số diện tích bị ngập lũ do điều kiện địa hình thấp, đã làm thiệt hại nặng nề đến năng suất và chất lượng vườn CAQ. Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả kinh tế nguồn nước và bảo vệ tài nguyên nước chưa được coi trọng đúng mức.

Tài nguyên sinh vật

Vĩnh Long có hệ thống cây trồng rất đa dạng. Thông qua chọn lọc tự nhiên và du nhập một số giống CAQ nhập nội có triển vọng thích nghi với điều kiện Vĩnh Long đã tạo thành một tập đoàn cây trồng phong phú, một số chủng loại cây thích nghi lâu đời có khả năng chống chịu tốt với ngoại cảnh, cho năng suất và chất lượng cao và đã trở thành cây đặc sản truyền thống của Vĩnh Long. Ngoài các giống dừa (dâu xanh, dâu vàng, dừa lửa, dừa xiêm,…). Vĩnh Long có tập đoàn CAQ nổi tiếng, trước hết là bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn có 17 giống (nổi tiếng là Cơm Xuồng, Tiêu Lá Bầu), sầu riêng có 15 giống (nổi tiếng là sầu riêng hạt lép, sầu riêng Moongthoong, Ri 6), xoài có 5 giống (nổi tiếng là xoài cát Hòa lộc, xoài Cát Chu). Ngoài ta, có cam giấy, quýt tiều, quýt hồng, quýt đường, sapôchê, ổi, chuối, măng cụt, bòn bon,…

Đặc biệt, nông nghiệp Vĩnh Long đã xem công tác giống vừa là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển vừa là ngành dịch vụ quan trọng, tận dụng điều kiện ít ảnh hưởng lũ để sản xuất cây giống cung cấp cho vùng lũ, như Nghị Quyết Lần thứ VIII của Tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã chọn: giống nông nghiệp chính là một trong những chương trình trọng điểm.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 54 - 57)