Nhóm giải pháp về qui hoạch phát triển

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 115 - 117)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp về qui hoạch phát triển

Hiện nay, phong trào trồng CAQ đang ngày càng sôi động ở nhiều tỉnh trong cả nước nói chung và ở Vĩnh Long nói riêng, như một thời cơ phát triển mới. Vào thời điểm này, công tác qui hoạch tổng thể nông nghiệp của vùng, trong đó có việc xác định vùng trồng CAQ khác nhau phù hợp sinh thái, phù hợp cơ cấu cây trồng tương lai là rất quan trọng. Bởi vì CAQ, nhất là các CAQ lâu năm đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải hợp lý ngay từ đầu mới đem lại hiệu quả lâu dài. Nếu không được tổ chức sản xuất một cách hợp lí và có hệ thống thì sẽ rơi vào tình trạng tự phát của nông dân theo lối sản xuất nhỏ, không tạo được những sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Trong điều kiện hiện nay, ruộng đất đã được giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài, nên cần phải có qui hoạch chung và định hướng của Nhà nước để giúp nông dân có được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các cơ quan khoa học kĩ thuật về giống, kĩ thuật tiến bộ trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, bảo quản, và chế biến sản phẩm CAQ đạt chất lượng

114

cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, người dân được phổ biến thông tin và dự báo thị trường, được nhà nước hỗ trợ vốn, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,… giúp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng tích cực.

Hình thành các vùng chuyên canh tập trung không những tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng kĩ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch tiên tiến theo hướng hàng hoá với số lượng lớn phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Muốn vậy, ngành nông nghiệp cần tiến hành một số giải pháp sau:

CAQ được lựa chọn trong vùng phát triển phải có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng tốt thị trường nội địa cũng như chế biến và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển những CAQ đặc sản của vùng đã có truyền thống sản xuất và có thế mạnh như: bưởi, cam sành, chôm chôm.

Phải ưu tiên đất tốt, đủ điều kiện nước tưới để trồng CAQ đặc sản, nhất là trên đất phù sa đã lập líp lâu năm, đất cồn có đê bao bảo vệ hoàn chỉnh.

Để các vùng chuyên canh CAQ đem lại hiệu quả cao, cần qui hoạch vườn CAQ kết hợp du lịch sinh thái - cụ thể là TP. Vĩnh Long và một số huyện khác như: Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm và Bình Minh.

Để mô hình vườn chuyên canh mới đáp ứng được yêu cầu về thâm canh sản xuất hàng hóa, trong giai đoạn trước mắt, cần duy trì cả 2 mô hình: vườn trồng tập trung và vườn xen canh. Mô hình vườn xen canh chỉ mang tính chất tạm thời, đáp ứng yêu cầu “lấy ngắn nuôi dài” và phải đảm bảo chọn lựa cây trồng xen hợp lí. Để sớm hình thành các vùng chuyên canh CAQ theo hướng sản xuất hàng hóa, các ngành có liên quan cần nhanh chóng hỗ trợ nhà vườn trong vùng bằng những chính sách tích cực và hiệu quả: cung cấp giống với giá ưu đãi, cho vay vốn lãi suất thấp, miễn giảm thuế, hướng dẫn kĩ thuật canh tác, kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nhà máy chế biến và nông dân,… Khi lập qui hoạch các vùng chuyên canh CAQ tập trung, chuyên canh tại các địa phương cần lưu ý: xác định cụ thể địa bàn (xã, huyện), diện tích trồng CAQ nói chung, cây đặc sản nói riêng. Đồng thời, làm rõ diện tích“trẻ hóa”, tái canh, trồng mới, mở rộng thêm ở những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp đảm bảo CAQ sau khi trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất và chất lượng cao. Coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống công trình thủy lợi ứng phó với BĐKH, mực nước biển dâng và ưu tiên đầu tư các cơ sở bảo quản đạt các qui chuẩn, tiêu chuẩn quản lí chất lượng trong nước và quốc tế. Hơn nữa phải quan tâm đầu tư đúng mức hệ thống

115

vườn CAQ đầu dòng, cơ sở nhân giống đảm bảo theo Quyết định số: 64/2008/QĐ - BNN ngày 23/05/2008 về quản lí sản xuất, kinh doanh giống CAQ và cây công nghiệp lâu năm.

Xây dựng qui trình trồng và mô hình CAQ theo hướng sản xuất trái chất lượng và an toàn, theo tiêu chuẩn GAP để các nhà vườn vùng sản xuất chuyên canh cùng áp dụng để tạo ra trái có năng suất và chất lượng ổn định hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Thành lập các nhóm sản xuất hoặc HTX tại các địa phương để liên kết các nhà sản xuất lại, sơ chế và chế biến, cung cấp sản phẩm cho siêu thị, chợ đầu mối,… bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như: phân phối phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu,… cũng cần làm tốt hơn.

Xây dựng tên và thương hiệu cho sản phẩm địa phương chuyên canh rất cần thiết nhằm tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao vị thế của trái cây của Vĩnh Long nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 115 - 117)