7. Cấu trúc luận văn
2.4.4. Thị trường tiêu thụ trái cây
Trong thời gian qua, Sở NN và PTNT đã phối hợp với nhiều ngành chức năng tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực hỗ trợ cho thị trường tiêu thụ trái cây, cụ thể như: tham gia hội chợ triển lãm trái cây; Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long và các báo để đưa các thông tin về hoạt động, kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp, các chủ trương chính sách nông nghiệp, thông tin về thị trường nông sản thông qua các chương trình như: Bạn nhà nông, Nhà nông thời hội nhập, Bản tin giá cả thị trường,…
78
Vĩnh Long có lợi thế so với các địa phương khác là có thể chủ động rải vụ thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, hiện nay trong tỉnh chưa có nhà máy chế biến nên hầu hết các loại trái cây sản xuất đều được tiêu thụ dưới dạng quả tươi. Sau khi thu hoạch, phần lớn quả được đóng gói và vận chuyển đến các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh, Cái Bè (Tiền Giang), các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ. Ngoài ra, có nhiều sản phẩm CAQ của Vĩnh Long được xuất khẩu ra nước ngoài với chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng khó tính của thị trường, cụ thể là: xuất sang Trung Quốc (chôm chôm, xoài); Hong kong, Singapore (xoài); Đức, Canada, Hà lan, Anh, Nga, Ucraina (bưởi Năm Roi),…
Hiện nay thị trường nội địa hay xuất khẩu, sản xuất trái cây gắn với thị trường phải theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, Global GAP,… ), đáp ứng số lượng lớn, đảm bảo đúng thời gian cho nhu cầu xuất khẩu đã thật sự là vấn đề nan giải đối với trái cây Vĩnh Long, cụ thể là: công tác thu hoạch, bảo quản và vận chuyển trái cây đến nơi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh còn mang tính chất thô sơ và thủ công. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn lỏng lẻo, phần lớn hàng hóa nông sản chưa có nhãn hiệu, thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường,... hoạt động thương mại hiện chủ yếu dựa vào thương lái; Hợp đồng tiêu thụ chưa ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia; Việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chủ trương “liên kết 4 nhà” bước đầu có triển khai nhưng qui mô còn nhỏ,
chưa có sự hợp tác chặt chẽ mang tính hệ thống từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
Như vậy, để CAQ có thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững thì công tác tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao kĩ thuật, việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; áp dụng khoa học và công nghệ sau thu hoạch trên CAQ là rất cần thiết và đòi hỏi phải cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, các địa phương và kể cả các nhà vườn.