Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 57 - 65)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.3.2.1. Dân cư và lao động

Dân số tỉnh Vĩnh Long năm 2011 là 1.028.550 người, mật độ dân số 684 người/km2

, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ và gấp 1,6 lần mật độ trung bình của ĐBSCL. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở huyện Long Hồ, huyện Vũng Liêm, huyện Tam Bình và huyện Trà Ôn. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh có xu hướng giảm từ 1,24% (năm 2000) xuống còn 0,89% (năm 2011). Vĩnh Long là tỉnh có khá nhiều dân tộc, chủ yếu là người Kinh chiếm 97,34% dân số tỉnh, người Khmer chiếm

56

2,13% dân số tỉnh, người Hoa chiếm 0,49% dân số tỉnh và các dân tộc khác chiếm 0,04% dân số tỉnh. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng về phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng và lễ hội.

Bảng 2.1: Dân số, lực lượng lao động, cơ cấu lao động trong tổng dân số và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2000 - 2011

Năm Dân số (người)

Lực lượng lao động

(người)

Cơ cấu lao động trong tổng dân số (%) Nông - lâm - ngư nghiệp (%) Công nghiệp - xây dựng (%) Dịch vụ (%) 2000 1.014.188 549.316 57,24 71,61 9,05 19,34 2005 1.020.161 599.153 58,73 67,67 10,63 21,70 2006 1.021.510 595.937 58,34 66,98 10,86 22,16 2007 1.022.788 605.585 59,21 65,54 11,36 23,10 2008 1.024.037 589.624 57,58 59,77 15,04 25,19 2009 1.025.110 596.891 58,23 58,98 15,44 25,58 2010 1.026.521 604.095 58,85 58,27 15,70 26,03 2011 1.028.550 609.484 59,26 57,21 16,49 26,30

(Nguồn: tính toán từ NGTK tỉnh Vĩnh Long năm 2001, 2007, 2012)

Năm 2011, tỉnh có 609.484 người trong độ tuổi lao động, chiếm 59,26% dân số của tỉnh. Đây là nguồn lao động dồi dào của tỉnh. Dân số hoạt động chủ yếu trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhưng có sự thay đổi, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Từ năm 2000 đến năm 2011, tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm liên tục, giảm nhanh; tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp, xây dựng và ở khu vực dịch vụ có xu hướng tăng liên tục.

Nhìn chung, dân số và lực lượng lao động của tỉnh Vĩnh Long là nguồn lực quan trọng thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển. Lao động trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp: chiếm 57,21% lao động làm việc trong các ngành kinh tế tuy nhiên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ còn hạn chế.

Do vậy, để tăng tỉ trọng lao động có chuyên môn và hiểu biết khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, cần phải có một chiến lược tổng thể đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 có ít nhất 55% lao động trong độ tuổi được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ với chất lượng đảm bảo cho quá trình đổi mới nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

57

2.3.2.2. Thị trường và bối cảnh

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam, đã mang lại nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực. Kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Vĩnh Long nói riêng có những bước tăng trưởng đáng kể trên nhiều lĩnh vực; trong đó kinh tế nông nghiệp liên tục tăng dưới tác động của các qui luật kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có mặt tích cực và hạn chế cần phải biết vận dụng để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển CAQ nói riêng theo hướng bền vững.

- Sản xuất nông sản hàng hóa theo qui luật cung - cầu, lợi nhuận và thu nhập cao sẽ hấp dẫn người nông dân tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hóa vốn luôn cạnh tranh quyết liệt. Cụ thể ở tỉnh Vĩnh Long là việc gia tăng diện tích CAQ đặc sản (nhãn, xoài, bưởi, cam, quýt,...). Hiện nay người nông dân có ý thức chọn sản phẩm hàng hóa là các loại cây trồng có lợi nhuận, thu nhập cao trên một đơn vị diện tích để sản xuất và biết tính toán kinh tế khi sản xuất, biết đầu tư tiến bộ khoa học kĩ thuật và tư liệu sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả của đồng vốn.

- Thông qua hoạt động kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nông dân và trang trại giỏi đã vươn lên làm giàu nhanh chóng, phân công lại lao động xã hội theo hướng chuyên môn hóa (các dịch vụ nông nghiệp ra đời: làm đất, bơm nước, bảo hiểm cây trồng vật nuôi, sản xuất cây con giống ngày một phát triển hơn) và phân vùng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

- Quá trình sản xuất người nông dân đã cần đến thông tin thị trường để bố trí cơ cấu mùa vụ, tạo ra sản phẩm trái vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường, đồng thời từng bước hình thành các vùng cây trồng chuyên canh (nhãn ở 4 xã cù lao thuộc của huyện Long Hồ: An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú, Bình Hòa Phước; bưởi ở huyện Bình Minh; cam sành, quýt đường ở huyện Tam Bình,...).

- Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO), tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi người sản xuất phải cải tiến qui trình, mẫu mã, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại,... nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, có như vậy mới mong đem lại hiệu quả cao cho sản xuất.

58

- Do thông tin thị trường không đầy đủ, một bộ phận nông dân chưa tiếp cận được nên sản xuất một số cây trồng còn mang tính “phong trào” dễ dẫn đến dư thừa, “được mùa

nhưng dội chợ, rớt giá”.

- Gia tăng tích tụ đất đai, phân hóa giàu nghèo trong nông thôn mạnh hơn, tình hình thiếu lao động nông thôn sẽ gay gắt hơn, xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (hạ cấp nông sản, ép giá) gây thiệt hại cho nông dân khi cung vượt cầu,...

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển cơ cấu nông sản hàng hóa. Chúng ta phải đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, thu thập và phân tích sâu sắc những thông tin về thị trường, lợi thế cạnh tranh của các nông sản ở thị trường trong nước và quốc tế để có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do thị trường gây ra. Đồng thời phải đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí và kiến thức khoa học, mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao, chủ động hội nhập vào kinh tế thị trường nhằm đảm bảo phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

2.3.2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Giao thông vận tải

Giao thông vận tải đường bộ

Với vị trí ở trung tâm ĐBSCL, nhất là từ khi cầu Mĩ Thuận hoàn thành kết nối Vĩnh Long với Tiền Giang; cầu Cần Thơ nối liền 2 bờ sông Hậu Giang đã tạo điều kiện cho Vĩnh Long trở thành đầu mối giao thông vận tải thủy, bộ quan trọng. Từ Vĩnh Long, bằng hệ thống đường thủy và đường bộ có thể đi khắp các tỉnh thành ở ĐBSCL và lên TP. Hồ Chí Minh.

Đường bộ: với tổng chiều dài trên 3.988km, các tuyến quốc lộ có tổng chiều dài 141km bao gồm: quốc lộ 1A (đoạn chạy qua Vĩnh Long dài 46km); quốc lộ 53 nối liền Vĩnh Long - Trà Vinh; quốc lộ 54 chạy dọc theo bờ Bắc sông Hậu; quốc lộ 57 Vĩnh Long - Cù lao Bình Hòa Phước qua sông Cổ Chiên; quốc lộ 80 nối Vĩnh Long - Đồng Tháp. Ngoài ra còn có nhiều tuyến tỉnh lộ, đường liên xã, liên ấp. Việc xã hội hóa trong xây dựng giao thông đã đưa đến kết quả: hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh về chất cũng như về số lượng.

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bao gồm các quốc lộ, các đường tỉnh, đường đô thị đường huyện và đường xã hình thành một mạng lưới giao thông đường bộ đều khắp, phân bố hợp lí. Vĩnh Long hiện có 5 tuyến quốc lộ (QL) là: QL1A,

59

QL53, QL57, QL54 và QL80. Các đường quốc lộ 1A, quốc lộ 53, 54, với tổng chiều dài là 131km, trong đó quốc lộ 1A là con đường huyết mạch của cả ĐBSCL với chiều dài gần 35,36km. Các tuyến tỉnh lộ: 31, 32, 33, 38, 39, với tổng chiều dài là 139 km và 100,2km huyện lộ. Ngoài ra còn có 2.061 km đường giao thông nông thôn. Hiện 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã và hơn 90% số ấp có đường chạy xe 2 bánh thông suốt, cơ bản xoá xong cầu khỉ. Đây là điều kiện quan trọng cho việc vận chuyển hàng nông sản từ vùng nông thôn đến các chợ, điểm thu mua trong cả hai mùa mưa nắng.

Giao thông vận tải đường thủy: Cùng với phát triển giao thông đường bộ, hiện nay việc phát triển giao thông đường thủy nội địa đang là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giao thông vận tải.

Theo khảo sát đánh giá của ngành giao thông vận tải, Vĩnh Long cũng là một trong những tỉnh có hệ thống sông và mật độ sông lớn nhất của nước ta. Các con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên được nối liền bởi sông Mang Thít và kênh rạch, tất cả hợp thành hệ thống giao thông thủy có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. Mạng lưới đường thủy ở Vĩnh Long có trên 170 km đang khai thác vận tải, trong đó tuyến quốc gia hơn 40 km chạy qua. Đặc biệt, tuyến đường Trà Ôn - Mang Thít nối các tỉnh miền Tây với TP. Hồ Chí Minh là tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa lớn đối với giao thông thủy trong tỉnh.

Bên cạnh đó, với hàng trăm km kênh cấp I và hàng ngàn km kênh cấp II tạo thành mạng lưới đường thủy tỏa đi khắp các huyện thị trong tỉnh, bảo đảm lưu thông hàng hóa và hành khách xuyên suốt quanh năm. Giá trị vận tải của đường thủy năm 2010 đạt 277.169 triệu đồng.

 Bến cảng: hiện Vĩnh Long có 3 cảng chính là:

- Cảng Vĩnh Thái (bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc phường 9 - TP. Vĩnh Long), năng lực 450.000tấn/năm, tiếp nhận tàu 3.000 tấn.

- Cảng Bình Minh (bờ trái sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) năng lực 250.000tấn/năm.

- Cảng An Phước (bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc xã An Phước, huyện Mang Thít) năng lực 250.000tấn/năm.

Nhìn chung các cảng của Vĩnh Long hoạt động khá tốt.

Thông tin liên lạc

Ngành thông tin và truyền thông tập trung đẩy mạnh khôi phục, củng cố, cải tạo, xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông để đưa vào khai thác phục vụ yêu cầu quản lí và

60

điều hành của tỉnh, hệ thống liên lạc được kết nối với các tỉnh, các vùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin với các địa bàn khác một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Lĩnh vực báo chí

Toàn tỉnh hiện có 3 cơ quan báo chí, số hình thức báo chí hiện nay là 04, bao gồm: Báo in; báo nói; báo hình; báo điện tử, số báo in trên tuần tăng hơn 5 lần; lượng báo phát hành tăng hơn 10 lần; số kênh truyền hình tăng thêm 01 kênh; thời lượng truyền hình tăng hơn 8 lần; báo điện tử tăng hơn 2 cơ quan; lượng người truy cập trên ngày gần 100.000 lượt, đây là 2 kênh thông tin có vai trò thông tin và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, chuyển giao công nghệ có hiệu quả đến tận vùng nông thôn.

Lĩnh vực bưu chính viễn thông

Tổng số bưu cục đến năm 2011: 19 bưu cục (trong đó 01 bưu cục cấp I, 07 bưu cục cấp II và 11 bưu cục cấp III), bán kính phục vụ 1,83điểm/1km.

Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước:

- Hệ thống thủy lợi của Vĩnh Long được đánh giá khá nhất so với 13 tỉnh vùng ĐBSCL. Thủy lợi thực sự là yếu tố quyết định đến tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và là biện pháp kĩ thuật quan trọng trong thâm canh tăng năng suất cây trồng.

+ Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2011 là 116.196ha, trong đó cây hàng năm là 271.887ha, cây lâu năm là 44.319ha (CAQ và cây lâu năm khác).

+ Diện tích có bờ vùng khép kín phục vụ tưới tiêu đến năm 2011 là 98.000ha (chiếm 84,3%) đất sản xuất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm 68.637ha (chiếm 95,5% so với cây hàng năm), diện tích cây lâu năm có thủy lợi khép kín là 29.363ha (chiếm 62,25% so với cây lâu năm).

+ Diện tích đảm bảo ngăn lũ lớn nhất (2002) là 69.900ha, chiếm 71,3% so với diện tích khép kín thủy lợi.

Chính vì vậy, cần phải tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi, nhất là thủy lợi nội đồng và bờ bao khép kín phục vụ sản xuất.

- Hệ thống cấp nước: Ngoài việc đầu tư phát triển hệ thống cấp nước tại các khu vực đô thị, việc cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân khu vực nông thôn cũng được quan tâm. Đến năm 2011 tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch từ các trạm cấp nước tập trung khu vực thành thị đạt 82% và 56% hộ khu vực nông thôn.

- Vấn đề xây dựng hệ thống thoát nước: Ngoài hệ thống thoát nước đã xây dựng trong năm 2011 Vĩnh Long đầu tư hơn 18 tỉ đồng để xây dựng và sữa chữa hệ thống thoát

61

nước khu vực TP. Vĩnh Long, việc đầu tư xây dựng công trình này nhằm giải quyết tốt vấn đề thoát nước thải và nước mặt, đồng thời góp phần thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Điện khí hóa nông thôn:

Đến tháng 12 năm 2011 toàn tỉnh đã có 94/94 xã có điện sử dụng, tổng số hộ sử dụng điện 269.274 hộ, chiếm 98,6%. Điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt (60%), công nghiệp, xây dựng (25%), dịch vụ thương mại (3%), điện dùng cho sản xuất nông nghiệp khoảng 2% tổng lượng điện tiêu thụ, chủ yếu do nông nghiệp chưa có những nhu cầu lớn về điện đặc biệt là nhu cầu bơm nước dùng máy bơm bằng động cơ và quản lí dễ dàng hơn là đầu tư các trạm bơm điện, vì qui mô ruộng đất bình quân của nông hộ thấp. Đây là vấn đề cần giải quyết để điện thực sự là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn mới.

2.3.2.4.Trình độ khoa học công nghệ và kĩ thuật nông nghiệp

Chương trình giống

Do nhận thức được giống là yếu tố quyết định cho phát triển kinh tế vườn nên kinh doanh giống CAQ chất lượng vẫn là nhu cầu trong phát triển kinh tế vườn, là yếu tố then chốt mang lại hiệu quả thiết thực.

- Đối với giống CAQ, đã ứng dụng có chọn lọc các thành tựu công nghệ sinh học, chọn lọc các giống cây có giá trị kinh tế cao, thực hiện các kĩ thuật chiết, ghép, lai tạo đồng thời hợp tác với các nước trong khu vực chuyển giao một số giống CAQ có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường (mận An Phước, mận xanh đường, xoài xanh Đài Loan, dừa dứa, chôm chôm Thái,... ), đã hình thành được tập đoàn giống đa dạng về chủng loại và từng bước đáp ứng cơ bản nhu cầu giống trong tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 1 trại giống qui mô 3,73ha (xã Tân Hội, TP.Vĩnh Long) và hơn 50 cơ sở sản xuất kinh doanh giống CAQ với năng lực sản xuất và kinh doanh đạt hơn 1.520.000 cây giống/năm, vượt nhu cầu 10 - 15%. Trong đó, cây có múi chiếm 56%, số còn lại là nhóm giống CAQ khác như: mít, xoài, sầu riêng,… Theo ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, hiện có khoảng 57% lượng giống CAQ sản xuất trong tỉnh, được tiêu thụ ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- CAQ: sử dụng giống đặc sản, giống thuần, không sâu bệnh (bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường, sầu riêng Ri 6, xoài cát Hòa Lộc, măng cụt,... ) ứng dụng IPM tăng cường khâu bảo quản và chế biến.

62

Xử lý ra hoa mùa nghịch và rãi vụ

Cuối thế kỷ XX, một số nhà vườn trong tỉnh đã có áp dụng các tiến bộ kĩ thuật về:

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 57 - 65)