Cơ cấu, qui mô, vị trí CAQ trong ngành sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 74 - 75)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Cơ cấu, qui mô, vị trí CAQ trong ngành sản xuất nông nghiệp

Vĩnh Long là 1 trong những tỉnh có nhiều thế mạnh trồng CAQ ở ĐBSCL. Chính vì lẽ đó, việc khai thác hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm duy trì và nâng cao vị thế của CAQ trong nền kinh tế nông nghiệp luôn là vấn đề được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm.

Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt (%) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011

Cây lương thực 55,0 53,2 47,1

Rau đậu 5,0 7,3 13,7

Cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm) 9,7 5,7 17,7

Cây ăn quả 30,3 33,8 21,5

(Trích: Báo cáo tổng hợp Qui hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020, Nguồn Sở NN & PTNT tỉnh Vĩnh Long)

Chính vì lẽ đó, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long - Nhiệm kỳ 2005 - 2010, Vĩnh Long đã điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 (được Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết số 32/2006/NQ - CP ngày 17/11/2006) cụ thể là: đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó cây hàng năm là 51.722ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (CAQ, cây công nghiệp và cây lâu năm khác). Tăng diện tích đất trồng CAQ, giảm diện tích chuyên canh lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích luân canh lúa và hoa màu. Thực tế này đã dẫn đến xu hướng thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt một cách đáng kể: giai đoạn 2000 - 2005, mặc dù có sự chuyển dịch đáng kể giữa các loại cây trồng nhưng CAQ vẫn giữ vị trí thứ 2 (sau cây lương thực) trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt với tỉ lệ là 30,3% và 33,8%.

Với chủ trương khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung với nhiều sản phẩm chủ lực, chất lượng tốt và có thương hiệu. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2010 - 2015 cũng đã xác định: khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp: tăng diện tích rau màu trên

73

đất lúa; nâng cao chất lượng các vườn CAQ. Với chủ trương này, tỉnh đã tăng cường đầu tư xây dựng các dự án cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh, nâng cao tỉ trọng diện tích và sản lượng CAQ đặc sản: cam, bưởi, chôm chôm,… áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến, để trái cây đạt năng suất và chất lượng cao. Bên cạnh hình thành các vườn cây chuyên canh, phát triển các mô hình du lịch vườn sinh thái tập trung ở các xã cù lao và ven sông,… đã dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu và vị trí CAQ trong ngành trồng trọt vĩnh Long một cách đáng kể. Năm 2011, với 39.159ha CAQ có cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt là 21,5% (vẫn xếp thứ 2 sau cây lương thực). Hiện nay, Vĩnh Long có nhiều loại CAQ mang lại hiệu quả đáng kể: giá trị sản lượng nhãn, chôm chôm đạt từ 60 - 64 triệu đồng/ha/năm, CAQ hỗn hợp mức trung bình 48 triệu đồng/ha/năm, còn xoài, sầu riêng, bưởi Năm Roi đạt từ 76 - 93 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt có bưởi da xanh, cam sành, măng cụt đạt giá trị rất cao: 96 - 112 triệu đồng/ha/năm.

Với vị trí như vậy, có thể khẳng định rằng: CAQ của Vĩnh Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 74 - 75)