Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành trồng cây ăn quả theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành trồng cây ăn quả theo hướng bền vững

vững

1.1.5.1. Các chỉ tiêu về kinh tế

Sản xuất CAQ được đánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu sau

- Tổng giá trị sản xuất: được tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất nhất định thường là một năm. Với CAQ thì giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng thu hoạch nhân với giá bán thực tế ở địa phương.

- Chi phí trung gian: là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lượng sản phẩm như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…..

- Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

- Thu nhập hỗn hợp là thu nhập thuần túy của người sản xuất, đảm bảo đời sống và tích lũy của người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lí) và lợi nhuận thu được của người sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuất.[17]

Ngoài ra, nói đến vấn đề hiệu quả kinh tế của một ngành sản xuất vật chất cụ thể, người ta thường quan tâm đến lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận.

Lợi nhuận: là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động gia đình.

Tỉ suất lợi nhuận: Tổng lợi nhuận thu được chia cho tổng chi phí.

29

- Tạo thêm các công trình kiến trúc hạ tầng kinh tế và vùng dân sinh được hình thành khi sản xuất CAQ.

- Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, rút ngắn khoảng cách nghèo - giàu giữa các hộ.

- Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước như: xóa đói giảm nghèo, bày trừ tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới,…

- Xây dựng môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng.

1.1.5.3. Các chỉ tiêu cải tạo môi trường sinh thái

- Tỉ lệ che phủ đất: đánh gíá sự tăng giảm độ che phủ; những ảnh hưởng của CAQ đối với tạo sinh khối, tăng độ phì cho đất, bảo vệ lí tính cho đất, giữ và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đất và nước. Đó là các chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giúp địa phương từng bước hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành vùng du lịch sinh thái.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón khoa học vừa hợp lí để nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng, chất lượng sản phẩm hàng hóa đồng thời bảo vệ lí tính và hóa tính của đất, nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) không khí, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển cây ăn quả

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 30 - 31)