Khái quát về Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 50 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về Vĩnh Long

Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, cũng là một trong 13 tỉnh thành của ĐBSCL (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau). Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Bắc và phía Nam cách thành phố Cần Thơ 33 km theo quốc lộ I. Tỉnh Vĩnh Long với tọa độ địa lí từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau :

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. - Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. - Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chánh: TP. Vĩnh Long và và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn và Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487,37km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và CAQ.

Khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như bưởi Năm Roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá tra.Nằm giữa sông Tiền, sông Hậu với hệ thống sông rạch thuận tiện và có 05 Quốc lộ, trong đó Quốc lộ 1A về miền Tây đã được nâng cấp, cầu Mỹ Thuận cũng đã nối liền Tiền Giang với Vĩnh Long và các tỉnh phía Bắc sông Tiền, cầu Cần Thơ đã đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Long phát triển nhanh và vững chắc.

Vĩnh Long có dân số 1.028.550 người (năm 2011), trong đó lực lượng lao động của tỉnh là 609.484 người trong độ tuổi lao động (chiếm 59,26% dân số toàn tỉnh). Dân số hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp và có sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,24 triệu đồng (năm 2011). Cộng đồng các dân tộc cư trú ở Vĩnh Long gồm: Người Kinh chiếm 97,34% dân số tỉnh, người Khmer chiếm 2,13% dân số tỉnh, người Hoa chiếm 0,49% dân số tỉnh, còn lại các dân tộc khác. Dân cư phân bố không đều

49

giữa thành thị và nông thôn. Dân số của tỉnh tập trung chủ yếu ở nông thôn, chiếm 84,52% tổng dân số của tỉnh, có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Vĩnh Long là vùng có truyền thống đất học với nhiều danh nhân trí thức cùng với sự hình thành đô thị sớm nhất trong vùng và ngày nay là nơi tập trung của các viện, trường của Trung ương và tỉnh: Đại học Dân lập Cửu Long, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Đại học Xây dựng miền Tây, Trường Sư phạm kĩ thuật,... Nhờ vậy mà các vấn đề xã hội của tỉnh được chăm lo và chuyển biến tích cực, trong đó tỉnh rất quan tâm công tác giáo dục - đào tạo và vấn đề đào tạo tay nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì mới.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 50 - 51)