Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 97 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất CAQ theo hướng thâm canh, tăng năng suất và đa dạng hóa sản phẩm so với các địa phương khác trong khu vực. CAQ của Vĩnh Long ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng, được xếp thứ 2 sau cây lúa với chủng loại rất phong phú và đa dạng. Các loại CAQ có diện tích trên 1.000 ha là: nhãn, cam, chôm chôm, xoài, sầu riêng, bưởi. Hiện nay, có nhiều sản phẩm CAQ của Vĩnh Long được xuất khẩu ra nước ngoài với chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng khó tính của thị trường, cụ thể là: xuất sang Trung Quốc (chôm chôm, xoài); Hong kong, Singapore (xoài); Đức, Canada, Hà lan, Anh, Nga, Ucraina (bưởi Năm Roi),…

96

Diện tích CAQ trong toàn tỉnh hiện nay đã đạt qui mô 39.159 ha, chiếm 33,4% diện tích đất nông nghiệp (tính đến thời điểm thống kê 01/01/2011 toàn tỉnh có 117.192,5ha). Như vậy, sau sản xuất lúa, CAQ là cây trồng quan trọng thứ 2 trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. So với các tỉnh ĐBSCL, tỉnh Vĩnh Long chiếm vị trí thứ 2 về sản xuất CAQ (sau Tiền Giang). Phần lớn diện tích vườn đã được đầu tư cải tạo theo hướng chuyên canh. Đến nay đã hình thành được các vùng CAQ khá tập trung như vùng chuyên canh nhãn ở Long Hồ, chuyên canh cam sành ở Tam Bình, chuyên canh chôm chôm, sầu riêng ven sông Tiền và sông Hậu. Điều kiện tự nhiên của các vùng chuyên canh này tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loại cây hiện trồng nên đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất của các vườn CAQ trong tỉnh.

Năng suất của các loại CAQ đạt được tương đối cao so với mức trung bình của toàn quốc, đặc biệt là cam sành và bưởi Năm Roi. Điều này cho thấy 2 loại CAQ đặc sản truyền thống vốn đã thích nghi lâu đời trên các vùng sinh thái của tỉnh và có nhiều lợi thế để hình thành vùng nguyên liệu chuyên canh phục vụ nội địa và xuất khẩu. Năng suất trung bình của các loại cây còn lại: xoài, sầu riêng, chôm chôm,… tuy cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng vẫn thấp hơn năng suất trung bình của Tiền Giang nên cần cố gắng để nâng năng suất của các loại CAQ để có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Với diện tích và năng suất CAQ như hiện nay, sản lượng CAQ toàn tỉnh năm 2011 đạt 396.630tấn, chiếm khoảng 13% sản lượng CAQ toàn vùng ĐBSCL. Điều này đã chứng minh được vị thế của Vĩnh Long trong sản xuất CAQ của toàn vùng.

Mùa vụ thu hoạch các loại CAQ chính như: bưởi Năm Roi, cam sành, sầu riêng, chôm chôm thường sớm hơn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, và không trùng với các tỉnh phía Bắc. Ưu thế này có được một phần là nhờ vào điều kiện thiên nhiên ưu đãi và kĩ thuật xử lí ra hoa trái vụ đã được các nhà vườn Vĩnh Long ứng dụng thành công. Đây là một lợi thế hết sức đặc biệt của tỉnh về trồng CAQ, cần được khai thác triệt để nhằm nâng cao thế cạnh tranh trên thị trường.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã được các nhà vườn áp dụng thành công, đáng kể nhất là trên các lĩnh vực: cây giống, xử lí ra hoa nghịch vụ, lên líp, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,… qua đó đã góp phần cải tạo và nâng cao hiệu quả vườn cây. Tuy nhiên, việc ứng dụng chưa thật phổ biến và đều khắp, cần nhiều thông tin mô hình trình diễn kĩ thuật hơn nữa.

97

Các chính sách, chương trình phát triển CAQ đã được tỉnh áp dụng trong thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là sự kết hợp các vườn CAQ với phát triển du lịch sinh thái đã mang lại hiệu quả cao cho nhà vườn, đồng thời góp phần gìn giữ cảnh quan mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ và các xã cù lao, góp phần gìn giữ môi trường sống luôn trong lành hơn. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa thật sự tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 97 - 99)