Thực trạng về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

Chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ của trường MN. Để trẻ phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nòng cốt, là người đứng ra tổ chức sự phối hợp này. HT trường MN thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội để cùng thống nhất thực hiện nội dung, phương pháp, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo mục tiêu kế hoạch đào tạo.

Hội phụ huynh vận động các thành viên của hội cùng nhà trường tuyên truyền giáo dục chăm sóc - giáo dục trẻ, bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục trẻ em, trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con, khắc phục quan điểm phương pháp lạc hậu trong việc chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ. Góp phần xây dựng cơ sở vật chất – kỷ thuật của trường và chăm lo đời sống giáo viên.

Các trường MN Quận 10 thường xuyên kết hợp với trung tâm y tế dự phòng để có những áp phích, tranh ảnh tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về một số bệnh ở trẻ em, vệ sinh môi trường, cách phòng chống dịch bệnh…

Qua số liệu thu được cũng như qua kinh nghiệm trong công tác cho thấy các HT sử dụng nhiều biện pháp phong phú. (phụ lục, bảng 5)

- Xác định nội dung thiết thực cần tuyên truyền đối với phụ huynh và cộng đồng: rất cần thiết 80%, cần thiết 20%.

- Tuyên truyền qua việc xây dựng góc tuyên truyền ở trường, nhóm, lớp, qua các cuộc họp phụ huynh, qua các hội thi của cô và cháu: rất cần thiết 80%, cần thiết 20%.

- Nắm bắt và tận dụng thế mạnh của phụ huynh: rất cần thiết 90%, cần thiết 10%.

- Trong tham mưu cần mềm dẻo và lịch thiệp: rất cần thiết 70%, cần thiết 20%, 10%.

- Tuyên truyền thông qua đội ngũ giáo viên: rất cần thiết 80%, cần thiết 20%,

- Các trường MN còn sử dụng nhiều biện pháp khác để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con cái và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục MN, được thực hiện rất đa dạng theo điều kiện và khả năng của từng trường.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.

Hiện nay giáo dục mầm non là một ngành giáo dục tự nguyện. Ngành chỉ phát triển tốt khi trong xã hội vị trí của ngành được nhận thức đúng đắn. Vì thế công tác tuyên truyền cho ngành là một biện pháp rất cần thiết nhằm làm cho cộng đồng nhận thức rõ vai trò của giáo dục mầm non trong việc tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc đúng đắn cho cả quá trình phát triển sau này của con người.

• Nội dung tuyên truyền.

- Tuyên truyền vị trí vai trò của ngành giáo dục mầm non.

- Giới thiệu những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về công tác nhà trẻ, mẫu giáo.

- Những phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ. - Phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ.

- Tuyên truyền những kinh nghiệm hay, điển hình tốt, những hoạt động nổi bật của ngành.

• Hình thức tuyên truyền.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo đái phát thanh, đài truyền hình, phim ảnh.

- Trao đổi tọa đàm ở các hội nghị. - Tổ chức các hội thi

- Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ: sáng tác thơ truyện, kịch, tranh… và biểu diễn văn nghệ nhân các ngày lễ ngày hội.

- Mời lãnh đạo địa phương và các ngành liên quan tham quan, tham dự lễ tổng kết, sơ kết công tác của ngành.

- Xây dựng lớp học cho các bậc cha mẹ có con dưới 6 tuổi để hướng dẫn kiến thức nuôi dạy con theo khoa học và thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Mỗi hình thức tuyên truyền trên đây đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì thế cần phải biết kết hợp nhiều hình thức một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể từng cơ sở, từng địa phương thì công tác tuyên truyền mới có hiệu quả.

Phương châm tuyên truyền là: kiên trì, liên tục, lấy thực tế để tuyên truyền giáo dục, đi sâu vào tâm tư, tình cảm từng đối tượng để vận động thuyết phục. Nhằm mục đích làm chuyển biến nhận thức và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm sóc - nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

Để làm tốt điều đó ngành phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác tuyên truyền cụ thể từng thời gian với nội dung hình thức thích hợp. Chỉ đạo có trọng tâm trọng điểm, nhạy bén và kịp thời. Mỗi cán bộ chuyên môn trong ngành phải là một tuyên truyền viên tích cực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w