CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ 24 36 THÁNG TUỔ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 31)

Thời gian Hoạt động

60 phút Đón trẻ 120 phút Chơi – tập 60 phút Ăn chính 150 phút Ngủ 30 phút Ăn phụ 60 phút Chơi - tập 60 phút Ăn chính 60 phút Chơi / trả trẻ

Trẻ đến trường MN với những độ tuổi khác nhau nên nhà trường phải tổ chức các chế độ ăn phù hợp với từng độ tuổi.

Nhóm tuổi Chế độ ăn

Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng/ngày/ trẻ

Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ ngày/ trẻ (chiếm 60 – 70 % nhu cầu cả ngày) 12 – 18 tháng Ăn cháo + bú mẹ 1180 Kcal 708 – 826 kcal 18 – 24 tháng Cơm nát + bú mẹ 24 – 36 tháng Cơm thường Tổ chức trẻ ăn:

- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: 2 bữa chính và một bữa phụ - Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, hợp lý: đạm, mở, vitamin, muối khoáng…

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn trưa cung cấp từ 30 – 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30 % năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10 % năng lượng cả ngày.

+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu: Chất đạm (protit) cung cấp khoảng 12% - 15% năng lượng khẩu phần Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 35% - 40% năng lượng khẩu phần Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45% - 53% năng lượng khẩu phần Nước uống: khoảng 0,8% - 1,6 lít/ trẻ/ ngày (kể cả trong thức ăn)

+ Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa và nghiêm túc thực hiện đúng thực đơn đã đề ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn, giúp trẻ ăn ngon ăn hết tiêu chuẩn.

Tổ chức ngủ: Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:

- Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 – 120 phút. - Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc, mỗi giấc khoảng 150 phút.

Chăm sóc sức khỏe đảm bảo an toàn: - Khám sức khỏe định kỳ.

- Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. - Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.

- Phòng tránh các bệnh thường gặp. - Theo dõi tiêm chủng.

- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.

- Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe luôn đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN. Sức khỏe của trẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện sống. Đặc biệt trường MN là nơi tập trung đông trẻ nên công tác vệ sinh phòng bệnh cần được quan tâm đúng mức. Việc thực hiện các chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ, vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh đồ dùng đồ chơi, vệ sinh môi trường … đòi hỏi giáo viên phải thực hiện nghiêm túc đảm bảo cho trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn ngừa những tác động bất lợi có hại cho sức khỏe.

Đặc điểm phát triển trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Đặc trưng của sự phát triển trẻ lứa tuổi nhà trẻ chính là tốc độ phát triển nhanh và mạnh về mọi mặt. Đây là đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ ở giai đoạn này. Có thể nói, không một giai đoạn nào sau này trong vòng 3 năm lại có thể có nhiều những thay đổi về lượng, về chất trong sự phát triển tâm lý, sinh lý đến như vậy.

Thời kỳ này, trẻ lớn rất nhanh về chiều cao và cân nặng, đặt biệt là trong năm đầu. Khi mới sinh, trung bình trẻ nặng khoảng 3 kg, cao khoảng 50 cm. Sau một năm, trẻ cao được 70 – 75 cm, nặng khoảng 10 – 10,5 kg. Đến 3 tuổi, trẻ đạt về chiều cao là 90 – 95 cm, nặng là 13 -14 kg. Nếu sức khỏe bình thường thì tháng nào trẻ cũng tăng cân nặng và chiều cao, còn nếu có đau ốm thì không những không tăng mà còn sụt cân.

Hệ xương phát triển trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi sinh, nhất là trong những năm đầu đời. Hệ cơ phát triển dần: cơ cổ, lưng, đùi, vai phát triển trước dần đến các ngón tay, ngón chân. Nếu ở thời kỳ này, các tư thế, các vận động không đúng sẽ dễ làm biến dạng hệ xương, như bị cong, vẹt cột sống, đi hai hàng…

Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp phát triển nhanh. Trong năm rưỡi đầu, ở trẻ đã hình thành tất cả các chức năng của võ nảo, từ những phản xạ có điều kiện đầu tiên đến hệ thống tín hiệu thứ hai. Khả năng hoạt động của hệ thần kinh tăng dần từ 20 – 30 phút cho đến 180 – 200 phút ở trẻ 12 tháng. Bắt đầu hình thành động hình cũng như phát triển các dạng ức chế bên trong vào khoảng tháng thứ tư.

Về tâm lý: Thời kỳ này phát triển rất nhanh các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, đặc biệt các quá trình nhận thức cảm tính, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng, xúc cảm, ý chí, tính cách… ngôn ngữ đặc biệt phát triển nhanh và dần trở thành phương tiện giao tiếp, phương tiện giáo dục và phát triển nhận thức của trẻ. Cuối tuổi ấu nhi, trẻ đã có thể nói những câu có nhiều từ với chủ ngũ, vị ngữ, bỗ ngữ, có thể hát được những bài hát ngắn, biết đặc câu hỏi, biết khoảng 1300 – 1500 từ, thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ “phát cảm” ngôn ngữ.

- Hình thành các kỹ năng và các dạng hoạt động khác nhau: Hoạt động với đồ vật, vui chơi, tạo hình, xây lắp…

- Hình thành những cảm xúc đa dạng, thái độ, quan hệ với những đồ vật, với những người xung quanh.

Tuy tốc độ phát triển diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhưng mặt khác, cơ thể trẻ còn non yếu, dễ chịu tác động của ngoại cảnh, dễ bệnh khi có những kích thích mạnh hoặc thay đổi đột ngột. Trẻ dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi, hoặc khi thay đổi món ăn đột ngột, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Bất kỳ một tác động có tính chất hệ thống nào cũng đều có thể ảnh hưởng nhanh chóng đến sự phát triển và làm thay đổi hành vi của trẻ: sẽ hình thành cái tốt, hình thành cái xấu nếu dạy không đúng. Vì vậy, cần có sự chăm sóc – giáo dục đúng đắn, liên tục, có hệ thống ngay từ khi trẻ còn nhỏ, tác động dần dần, từ từ, không thay đổi đột ngột làm tổn thương trẻ.

Trẻ khỏe mạnh có cơ hội, có khả năng phát triển nhanh về mọi mặt nếu ta dạy bảo trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Có thể dạy trẻ học bơi, đọc, nghe nhạc, phân biệt màu sắc ngay từ tuổi hài nhi.

Nếu có tác động đúng, kịp thời thì trẻ có thể đạt được sự phát triển cao ở mặt này hay mặt khác, có thể hình thành sớm hơn các chức năng khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ khi những nhân tố nào đó của cơ thể đạt tới một mức độ phát triển nhất định thì một năng lực, một chức năng tương ứng mới có cơ sở để hình thành và chỉ lúc đó việc luyện tập, giáo dục mới phát huy được vai trò quyết định.

Người lớn cần chú ý dựa trên những khả năng sẳn có, đa dạng ở trẻ mà có tác động đúng lúc, kịp thời để trẻ phát triển mà không gây tác hại đến sức khỏe, thần kinh của trẻ, không đốt cháy giai đoạn cũng như không bỏ lỡ cơ hội phát triển trẻ.

Trạng thái tâm lý không ổn định, dễ bị tổn thương. Trẻ dễ ốm nếu chăm sóc không đầy đủ, chu đáo, thần kinh dễ bị mất thăng bằng, dễ mệt mõi, quấy khóc, uể oải nếu được nuôi dưỡng bằng một chế độ sinh hoạt không thích hợp. Có thể dễ dàng thấy được trong thực tế, những trường hợp trẻ nhỏ do người lớn cho ăn uống không đúng giờ giấc, không đáp ứng nhu cầu của trẻ đã dẫn đến phá vỡ nhịp điệu ăn, gây kích thích trẻ khóc, quấy.

Trạng thái tâm lý trẻ chưa ổn định, đặc biệt cảm xúc của trẻ hay thay đổi: dễ cười, dễ khóc, dễ bị lây lan cảm xúc của người khác. Như khi thấy người

khác cười trẻ liền cười theo mặc dù không hiểu là người ta cười gì, hoặc thấy trẻ khác khóc thì tự nhiên trẻ cũng khóc theo. Trẻ rất nhạy bén với cảm xúc của người khác: tuy chưa hiểu được từ, lời nói nhưng trẻ cũng sớm nhận biết người lớn giận bé hay không, sớm nhận ra những mối quan hệ giữa những người thân thuộc. Các phản ứng của trẻ phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của trẻ, cái gì trẻ thích, trẻ có thể tập trung chú ý trong thời gian dài, ngược lại, cái gì không thích thì chúng mau chóng sao lãng, mất tập trung, mệt mỏi…

Sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ phụ thuộc vào ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu trẻ khỏe mạnh thì không những ít bị ốm đau, mà còn luôn ở trạng thái tích cực hoạt động, vui tươi, hoạt bát. Điều này giúp trẻ phát triển tốt, thuận lợi về tâm lý. Ngược lại, nếu trẻ ốm yếu, quấy khóc, biếng ăn, kém vận động, uể oải … sẽ dẫn đến tâm lý chậm phát triển. cũng như trẻ không thể mạnh, mau lớn nếu ít vận động, nếu trạng thái tình cảm không tốt, nếu không có điều kiện hoạt động tích cực. Đồng thời, nếu khéo léo tác động làm tinh thần trẻ luôn thoải mái, vui vẻ thì bệnh tật nào cũng mau chóng qua khỏi.

Các nhu cầu của trẻ được hình thành ngay từ những tháng đầu tiên. Khác với nhu cầu tự nhiên như: Ăn, ngủ…, những nhu cầu xã hội: nhu cầu giao tiếp, nhu cầu vận động, nhu cầu nhận thức được hình thành chính trong quá trình sống. Những nhu cầu này được hình thành từ rất sớm và mau chóng trở nên bức thiết như những nhu cầu sinh lý của cơ thể trẻ.

Nhu cầu giao tiếp đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lý, trạng thái cảm xúc của trẻ. Thiếu sự giao tiếp thường xuyên của người lớn với trẻ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng, phá hủy sự hưng phấn, làm trẻ không có được trạng thái cảm xúc tốt, và như vậy cũng không thể phát triển tốt về tâm lý, trí tuệ, đạo đức.

Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn được tính bằng bước chân của trẻ. Những nghiên cứu của các nhà giáo dục học N.M. Sê-lô-va-nô-va, M.IU. Ki-

chi-a-côp-xkai, H.A.Not-ki-na, H.H. Bôi-cô-vit đã chứng minh rằng đối với trẻ nhỏ dưới ba tuổi, nhu cầu vận động của trẻ là khoảng 10.000 đến 19.000 bước/ngày (2 – 3 km/ ngày). Tuy nhiên lượng vận động này ở trẻ không giống nhau, có thể xê dịch từ 2160 bước đến 13.000 bước. trẻ hoạt động rất tích cực, luôn ở trong trạng thái vận động, luôn chân, luôn tay không ngồi yên. Điều này làm cho trẻ phát triển nhanh, tốt về thể lực, trí tuệ…Vì vậy, người lớn không nên bắt trẻ ngồi yên cũng như không hạn chế, cấm đoán trẻ vận động, hoạt động.

Các kỹ năng kỹ xảo chưa hoàn thiện, không bền vững cả cái xấu và cái tốt đều dễ hình thành, dễ thay đổi, dễ mất đi nếu không được rèn luyện, luyện tập thường xuyên, đúng cách, đồng thời trẻ cũng dễ bị xao lãng bởi các tác nhân kích thích phụ. cũng như kỹ năng rửa tay nếu được người lớn dạy và tập cho trẻ một cách có hệ thống, đồng thời kỹ năng này cũng nhanh mất đi nếu không được thực hiện thường xuyên liên tục.

Quá trình phát triển của trẻ không đồng đều diễn ra trong quá trình phát triển của cá nhân trẻ cũng như giữa các trẻ với nhau. Có trẻ phát triển nhanh, có trẻ phát triển chậm, có trẻ phát triển nhanh về mặt này, nhưng chậm về mặt khác và ngược lại. Có trẻ biết nói trước khi đi, nhưng có trẻ thì ngược lại.

Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp thay đổi theo lứa tuổi. khả năng hoạt động của hệ thần kinh tăng dần theo lứa tuổi, tuy nhiên, vẫn còn thấp, sức chịu đựng của hệ thần kinh vẫn còn yếu cho nên trẻ mau mệt mỏi. Các kích thích bên ngoài không vừa sức, lâu dài, đơn điệu… dễ làm xuất hiện ức chế bảo vệ. Giờ học đều đều, ít gây hứng thú, bắt trẻ ngồi lâu, chờ lâu…thì trẻ sẽ không tập trung chú ý, không nghe cô nói nữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w