Cơ sở pháp lý của việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường MN:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 52)

chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường MN:

- Luật Giáo duc sửa đổi năm 2009, Điều 84 qui định: “quyền của trẻ em và chính sách của trẻ em tại cơ sở giáo dục MN”: Trẻ em được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu GDMN của Bộ GD&ĐT. Được chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh không phải trả phí tại các cơ sở y tế công lập và được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng…” [20].

- Quyết đinh 05/2005/NQ-CP của Chính phủ đối với GDMN nêu rõ: Mục tiêu chung phát triển GDMN đến năm 2020 là: Nhanh chóng mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng CS – GD trẻ 0 – 6 tuổi trên cơ sở xây dựng một đội ngũ cán bộ, GV am hiểu biết nghiệp vụ và tâm huyết với nghề, một hệ thống trường lớp được trang bị tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, một mạng lưới phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ đến các gia đình, nhằm phát triển thể lực, trí tuệ, tình cảm, rèn luyện thái độ đúng, thói quen tốt, đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục trẻ ở các bậc học tiếp theo [21].

- Ngày 17 tháng 2 năm 2011, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường MN.Qui định này được áp dụng cho tất cả các loại hình trường MN. Qui định đã đưa ra các khái niệm cơ bản:

+ Chất lượng giáo dục trường MN là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục MN được quy định tại Luật Giáo dục.

+ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường MN là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường MN.

+ Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường MN là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng GD trường MN.

+ Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường MN là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.

Qui định cũng nêu rõ: Mục đích ban hành Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường MN: là công cụ để trường MN tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; để công khai với xã hội về thực trạng chất luợng giáo dục của nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Mục tiêu đó được xác định bằng 5 tiêu chuẩn với những tiêu chí và tiêu chuẩn khá cụ thể rõ ràng:

*Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường. *Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, GV và nhân viên. *Tiêu chuẩn 3: Cở sở vật chất và trang thiết bị.

*Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. *Tiêu chuẩn 5: Kết quả CS – GD trẻ.

Qui định cũng nêu rõ trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của trường MN. Mặc dù chỉ qui định về chuẩn chất lượng, nhưng qui định này là cơ sở pháp lý hàng đầu trong việc đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS – GD của các trường MN bởi vì hoạt động quản lý chất lượng thực chất là những giải pháp nhằm vào thực hiện chuẩn chất lượng đã qui định.

- Chủ trương đổi mới của Đảng, nhà nước về quản lý GDMN: năm học 2011 – 2012, GDMN tập trung quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với cuộc vận động “hai không”, cuộc vận

động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường đầu tư CSVC và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô, nâng cao chất lượng CS – ND trẻ, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số để thu hút trẻ đến trường; đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi; thực hiện tốt việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một.

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phát huy ảnh hưởng của GDMN đối với xã hội, đồng thời tận dụng mọi nguồn lực để phát triển GDMN.

- Định hướng phát triển GDMN tại Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh:

+ Thực hiện quản lí, đánh giá chất lượng GV theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN (theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và HT trường MN theo chuẩn HT mầm non (theo thông tư số 17/2011/T-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

+ Tiếp tục làm tốt công tác GD chính trị tư tưởng, xây dựng bầu không khí thân thiện trong nhà trường (chú trọng mối quan hệ ứng xử giữa CBQL với GV và nhân viên; giữa GV với trẻ…)

+ Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL trường MN về các văn bản quy định hiện hành, công tác phổ cập GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi, đổi mới GDMN.

+ Phổ biến kinh nghiệm về quy hoạch xây dựng trường MN đáp ứng công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và đổi mới GDMN.

+ Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT. Duy trì thực hiện mọi chế độ và quy định về dinh dưỡng, vệ sinh,

phòng bệnh dịch. Tăng cường dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân theo yêu cầu chương trình.

+ Xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu về trường MN cung ứng dịch vụ chất lượng cao theo tinh thần Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Tiến hành chọn trường MN, xác định mức học phí tương ứng để trang trải chi phí hoạt động và trình UBND thành phố phê duyệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w