Quản lý hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

Quản lý hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng đây là nội dung quản lý quan trọng, thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nhà trường.

Xây dựng chế độ sinh hoạt là nhằm điều chỉnh các hoạt động hàng ngày phù hợp với sự phát triển sinh lý, tâm lý lứa tuổi. Chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ làm cho trẻ phát triển cân đối giữa thể lực và trí tuệ, đó cũng là cơ sở để hình thành và giữ vững những nề nếp thói quen ở trẻ.

1.2.3.2. Quản lý chất lượng nuôi dưỡng:

Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục toàn diện.

Có kế hoạch giúp đỡ giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chăm sóc, tổ chức bữa ăn cho trẻ như: vệ sinh trước và sau khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất.

Hiệu trưởng cần kết hợp với y tế, với cấp dưỡng kiểm tra giờ ăn, theo dõi lượng thức ăn, cơm, cháo, bột thừa sau mỗi bữa ăn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

1.2.3.3. Quản lý sức khỏe và bảo vệ an toàn cho trẻ

Chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường MN. Nếu không làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì trẻ rất dễ mắc bệnh và lây truyền bệnh cho nhiều trẻ khác.

Công việc đầu tiên chăm sóc sức khỏe cho trẻ là trường MN phải đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ an toàn.

Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ ở trường. Trẻ phải được ngủ đủ, ngủ say, ngủ đúng giờ theo yêu cầu từng lứa tuổi.

Trẻ đến trường mặc dầu có sự quan tâm chăm sóc chu đáo của cô giáo nhưng do đặc tính hiếu động của trẻ và do số lượng trẻ trong mỗi nhóm, mỗi lớp đông nên công tác bảo vệ an toàn cho trẻ cần phải được quan tâm đúng mức. Coi đây là yêu cầu số 1 đối với những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường phải tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế nuôi dạy trẻ, tuyệt đối không được để tai nạn xảy ra đối với trẻ.

1.2.4.Chất lượng hoạt động CS – GD trẻ MN:

Chất lượng là một khái niệm trừu tượng đa chiều đa nghĩa, nó phản ánh nhiều mặt của hoạt động giáo dục, khó có một định nghĩa nào duy nhất. Nó có thể được xem xét từ các bình diện và các cấp độ khác nhau.

- Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dự kiến, các thông số cơ bản (Oxford pocket Dictionary).

- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầu tiềm ẩn (theo tiêu chẩn TCVN – ISO 8402).

- Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, là tính tương đối ổn định của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác.

- Theo PGS.TS. Lê Đức Phúc, thuật ngữ “chất lượng” được hiểu là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc hoặc là cái làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác” [28].

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng giáo dục được hiểu một cách toàn diện với đặc trưng sản phẩm là “con người” với tư cách là kết quả của toàn bộ quá trình đào tạo. Chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần là những yếu tố được đo bằng kết quả học tập trong nhà trường, thi cử ở các cấp mà phải phản ánh được mức độ đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo dục toàn diện, đức, trí, thể, mỹ, lao động và năng lực tư duy sáng tạo, năng động, khả năng thích ứng của người học với nhu cầu đời sống xã hội, đời sống cộng đồng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử” [10].

Chất lượng hoạt động CS – GD trẻ MN thể hiện mức độ phát triển mà trẻ em mầm non đạt được so với mục tiêu đề ra ở các độ tuổi và được biểu hiện thông qua các mặt sau đây [21]

1) Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non:

a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;

b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi.

c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.

2) Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non:

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.

c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.

3) Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình GDMN

a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi.

b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi.

4) Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn:

a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi. b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi.

c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.

5) Trẻ có suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chăm sóc và có kết quả tiến bộ rõ rệt

a) Phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% đối với trẻ bị suy dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w