Thực trạng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 72)

vụ cho đội ngũ giáo viên:

Giáo dục mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học nuôi dạy trẻ không ngừng phát triển do vậy đòi hỏi những người làm công tác chăm

sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ xã hội giao phó.

Đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non chính là những tập thể sư phạm. Họ là lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và quyết định thành tích của nhà trường. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ giáo viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, ổn định, đồng bộ về cơ cấu tổ chức và có điều kiện phát huy khả năng của mỗi con người trên từng vị trí công tác.

Người hiệu trưởng phải giúp cho giáo viên hiểu rằng muốn làm tốt công tác nuôi dạy trẻ cần phải học tập và rèn luyện mình, không bao giờ được bằng lòng với vốn kiến thức và chuyên môn có sẵn ít ỏi. Đồng thời hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giáo viên vận dụng tốt những lý luận đã học vào thực tiễn sinh động, tích lũy và tổng kết được nhiều kinh nghiệm tiên tiến qua đó nâng cao trình độ về mọi mặt.

Để cho công tác bồi dưỡng đội ngũ đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần tiến hành phân loại cán bộ giáo viên hàng năm từ đó đề ra yêu cầu, biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp.

Tổ chức tham quan học tập đơn vị tiên tiến: việc chọn đơn vị tham quan cần tìm hiểu kỹ, có sự chuẩn bị chu đáo để đợt tham quan đạt kết quả. Sau đợt tham quan cho chị em thu hoạch về những vấn đề học tập được và những điều cần tránh. Hiệu trưởng tổng kết các ý kiến nhấn mạnh những điều cần học tập áp dụng và theo dõi kết quả thực hiện. Tránh tình trạng hình thức, hời hợt, gây tốn kém lãng phí.

Để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng tập thể sư phạm, chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho giáo viên bằng nhiều hình thức và biện

pháp phù hợp. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi toàn diện, giỏi từng mặt làm nòng cốt cho phong trào chung của toàn trường. Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng thông qua thực tiễn công tác của bản thân, đọc thêm tài liệu sách báo và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp bạn bè.

Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng của các hoạt động nhà trường. Để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động CS – GD trẻ MN, việc đưa ra và thực thi các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu của các HT trường MN. Thu hút giáo viên vào các hình thức học tập và tự học. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiệu trưởng quan tâm giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn qua thực tế công tác của giáo viên như dự giờ; thảo luận chuyên đề; trao đổi kinh nghiệm; bồi dưỡng văn hóa; ngoại ngữ. Hầu hết giáo viên ở các trường yêu nghề, ham học hỏi, Đội ngũ giáo viên đạt trình độ từ trung cấp trở lên. Tuy nhiên, quản lý chuyên môn đội ngũ giáo viên trong các trường MN hiện nay là một việc làm khó khăn, việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ này lại càng khó khăn hơn, vì:

+ Đội ngũ giáo viên MN 100% là nữ, lứa tuổi khác nhau với trình độ đào tạo và điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống khác nhau. Giáo viên MN đa số có cuộc sống vất vả. BGH phải có lập trường vững vàng, khéo léo trong ứng xử mới có thể phát huy sức mạnh của GV vì lợi ích chung của nhà trường.

Nhận thức được vai trò của chất lượng đội ngũ GV đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động CS – GD trẻ, các HT trường MN Quận 10 đã rất coi trọng các biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ; đồng thời quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách theo qui định Nhà nước. Trong đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV được coi là biện pháp hàng đầu. Kết quả thăm dò 30 HT và phó HT về các biện pháp đã sử dụng

để nâng cao chất lượng đội ngũ cho thấy các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MN tại quận 10 rất tốt.

Bảng 3. Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MN tại Quận 10

STT Các biện pháp

Mức độ % Tốt khá Trung

bình Yếu

1

Thực hiện dự giờ chuyên môn thường xuyên để trao đổi, học tập những kinh nghiệm và những thành tựu mới nhất của khoa học GDMN. Tổ chức rút kinh nghiệm và viết sáng kiến kinh nghiệm

25 51 24 0

2

Tổ chức dự các hoạt động, các chuyên đề. Bồi dưỡng qua xây dựng điểm để GV học tập

66 25 9 0

3

Trực tiếp hướng dẫn GV đăng kí thi đua, bám sát từng giáo viên, từng lớp thông qua dự giờ, thăm lớp

70 15 15 0

4

Đánh giá chính xác khả năng của từng giáo viên. Thu hút GV vào các hình thức học tập và tự học tập. Chú ý đến nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên

61 25 14 0

5

Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn

55 28 17 0

6 Bồi dưỡng sức khỏe: quan tâm thực hiện đầy đủ, công bằng, kịp thời các chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB, GV, NV. Động viên

khen thưởng kịp thời. 7

Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh. HT là trung tâm đoàn kết và tấm gương sáng để mọi người noi theo.

70 16 14 0

8

Bố trí GV giỏi và GV yếu, GV cũ và GV mới để họ bồi dưỡng trực tiếp cho nhau

70 22 8 0

9 Biện pháp khác. 0

a) Biện pháp tổ chức dự giờ chuyên môn thường xuyên để trao đổi học tập và rút kinh nghiệm, đạt mức độ: tốt 25 %, khá 51 %, trung bình 24 %. Việc tổ chức và viết sáng kiến kinh nghiệm có nhiều trường GV chưa bao giờ viết sáng kiến kinh nghiệm, bởi trình độ và khả năng viết của CBQL và GV còn hạn chế.

b) Biện pháp tổ chức các tiết dạy, các hoạt động, các chuyên đề đạt ở mức tốt 66%, khá 25%, trung bình 9%, giải pháp này được các HT trường MN thực hiện mang lại hiệu quả cao.

c) Biện pháp trực tiếp hướng dẫn GV từng lớp thông qua dự giờ, thăm lớp đạt mức Tốt 70%, khá 15%, trung bình 15%. Cách thức quản lý này rất phù hợp với trình độ GV hiện nay.

d) Biện pháp đánh giá chính xác khả năng của từng GV. Thu hút họ vào các hình thức học tập và tự học, chú ý đến nhu cầu bồi dưỡng của từng GV đạt ở mức: Tốt 61%, khá 25%, trung bình 14%. Việc đánh giá năng lực của từng GV là một việc làm rất khó khăn. Phần lớn các HT trường MN vẫn còn rất lúng túng trong việc đánh giá GV.

e) Biện pháp thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn đạt ở mức độ Tốt 55%, khá 28%,

trung bình 17%. Các trường MN cũng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho GV hàng năm.

f) Biện pháp quan tâm thực hiện đầy đủ, công bằng các chế độ chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho GV, động viên khen thưởng kịp thời được nhiều HT lựa chọn. Nếu làm tốt sẽ tạo cho đội ngũ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do đó biện pháp này được lựa chọn ở mức độ tương đối cao: Tốt 80%, khá 14%, trung bình 6%.

g) Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh, trong đó HT là trung tâm đoàn kết của trường. Mức độ đạt được Tốt 70%, khá 16%, trung bình 14%. Thực tiễn cho thấy ở nơi nào tập thể GV, CB, CNV đoàn kết nhất trí cao thì ở đó mọi công việc dù khó khăn đến đâu cũng có thể hoàn thành. Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý chất lượng CS – GD trẻ.

h) Biện pháp bố trí GV giỏi và GV yếu, GV cũ và GV mới làm việc chung để họ bồi dưỡng trực tiếp cho nhau. Đây là biện pháp thực hiện rất phù hợp với GVMN, bởi GV mới ra trường tuổi đời còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm chăm sóc và ứng phó với các tình huống, chưa có kinh nghiệm bao quát trẻ, trong giao tiếp với phụ huynh cũng còn vụng về. Một số GV khác thì trình độ còn hạn chế. Mức độ lựa chọn của các HT cho biện pháp này là: Tốt 70%, khá 22%, trung bình 8%.

Tóm lại: Qua số liệu chúng ta thấy HT trường MN đã sử dụng nhiều biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, giúp GV thực hiện nhiệm vụ chính: nuôi và dạy trẻ. Các biện pháp HT đã vận dụng là hợp lý và cần được phát huy.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w