Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 75 - 77)

tại trường THPT Ngô Thời Nhiệm. Đây là một lớp có đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm ở một lớp vì đánh giá KNS ở HS cần có quá trình quan sát rất tỉ mỉ, và lâu dài để thấy được sự thay đổi tích cực của các em học sinh từ nhận thức, thái độ cho đến hành vi.

Ngoài ra chúng tôi chọn một lớp có đối tượng là học sinh đầu cấp THPT vì xét

về đặc điểm tâm lý, những học sinh này vừa bước sang môi trường học tập mới với

mục tiêu học tập cao hơn nên rất cần trang bị những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống cũng như trong học tập. Độ tuổi xã hội của các em là tuổi vị thành niên và còn thiếu những trải nghiệm với cuộc sống, lại rất nhạy cảm với những vấn đề xảy ra xung quanh mình như học tập, quan hệ bạn bè, thầy trò, gia đình nên dạy kĩ năng sống cho các em chính là để các em tự nhận thức được hành vi, thái độ, cách ứng xử của bản thân để kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt là nên kết hợp dạy các kĩ năng sống cho học sinh qua các bộ môn trong chương trình THPT trong đó có môn Ngữ văn.

Bài học được dạy thực nghiệm trong chương trình bao gồm: Chương trình học kì I: văn bản An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, văn bản Tấm Cám, hướng dẫn NKĐS: văn bản: Bính và Đinh( ngoài chương trình); Học kì II: Trình bày một

vấn đề( TV), dạy học dự án văn thuyết minh( TLV)

3.3.Tiến trình thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ tháng 4/2013 đến 9/2014 tại trường THPT Ngô Thời Nhiệm theo quy trình gồm các bước: (1) Thông qua tổ bộ môn văn trường THPT Ngô Thời Nhiệm kế hoạch thực nghiệm đề tài luận văn, trao đổi hướng đi và gặp gỡ giáo viên dạy thực nghiệm (nêu nhiệm vụ, giao tài liệu thực nghiệm), đồng thời nhờ tổ bộ môn tạo điều kiện, dự giờ đánh giá tiết dạy thực nghiệm. (2) Phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh về việc kết hợp dạy một số KNS cho HS trong dạy văn. (3) GV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tiến hành dạy song song các bài dự kiến thực nghiệm. Chúng tôi dự các tiết dạy ở lớp thực nghiệm và xin giáo án của GV dạy lớp đối chứng. (4) Tiến hành quan sát hoạt động, thái độ học tập của học sinh, kiểm tra chất lượng sau mỗi tiết học theo hình thức kiểm tra nhanh. (5) Thống kê, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm qua phiếu thăm dò ý

kiến, phiếu học tập của học sinh, checklist kiểm tra đánh giá, biên bản dự giờ, nhật kí dạy học. (6) Đánh giá và nhận xét quá trình thực nghiệm. (7) Kết luận về thực nghiệm sư phạm để rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)