Mục tiêu phát triển năng lực tư duy của học sinh

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 95 - 104)

Trong quá trình thực nghiệm, ngoài việc đánh giá năng lực giao tiếp của học sinh qua nhóm kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác qua việc khảo sát sáu em học sinh trong lớp thực nghiệm, mà chúng tôi còn tiến hành quan sát, ghi nhận, đánh giá năng lực chung tư duy sáng tạo và tư duy phê phán qua nhóm KNS về tư duy bao gồm:tự nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và tư duy phê phán. Việc đánh giá kết quả mục tiêu này được chúng tôi tiến hành qua việc phân tích các sản phẩm học tập của học sinh như các phiếu bài tập, những ý tưởng, hành vi của học sinh trong quá trình học tập của các em.

Trong năm bài đã tiến hành ở lớp thực nghiệm, chúng tôi tiếp tục quan sát sáu em học sinh, xem xét khả năng của các học sinh trong việc tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống, cách các em giải quyết các ý tưởng đó một cách thiết thực, hiệu quả, có chọn lọc bộc lộ niềm say mê tìm hiểu khám phá của các em. Quá trình này diễn ra suốt hai tháng chúng tôi làm thực nghiệm và đã thu được những minh chứng như sau.

Kết quả ở bài thực nghiệm số 1: Để phát triển năng lực tư duy của học sinh trong tiết dạy thực nghiệm văn bản An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, chúng tôi đã đưa ra bốn vấn đề lớn cũng chính là trọng tâm bài học để học sinh nghiên cứu (phụ lục 1). Giáo viên chia lớp làm bốn nhóm, mỗi nhóm có sự tham gia của sáu học sinh thực nghiệm. Giáo viên hướng dẫn phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, gợi ý cách khai thác nội dung câu hỏi để nhóm làm việc và tiến hành thảo luận trên lớp. Cho học sinh đánh giá lẫn nhau. Giờ học trên lớp chúng tôi tiến hành lượt cho học sinh các nhóm giải quyết từng vấn đề một qua hình thức trình bày thuyết trình, nhưng hiệu quả tiết dạy chưa cao vì các em còn bỡ ngỡ với phương pháp dạy mới, một số thành viên ỷ vào nhóm trưởng, không chịu tư duy, bị động và thiếu tính tích cực trong giờ học. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã thu được một số kết quả như sau trong việc quan sát 6 em học sinh trong giờ thực nghiệm.

Bảng 3.4. Đánh giá kĩ năng tư duy của HS trong giờ dạy thực nghiệm số 1 Tên HS (6 HS) Sự chuẩn bị Sự tham gia Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng giải quyết vấn đề Kĩ năng tư duy sáng tạo Kĩ năng tư duy phê phán Chí Công X X X X X X Thúy Diệu X X X X Thiện Chí X X X Huy Thái X X X Thảo Vy X X X X X Duy nhật X X X X

Qua sản phẩm là phiếu trả lời bài tập giao cho nhóm về nhà và phần đánh giá của các thành viên trong nhóm, Hs Chí Công và Thảo Vy với vai trò là hai nhóm trưởng của hai nhóm khác nhau đã chuẩn bị vấn đề mà GV giao cho một cách khoa học, rõ ràng chi tiết từng khía cạnh. Tuy còn nhận thức và cách hiểu vấn đề chưa sâu và cần điều chỉnh, nhưng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nhận thức

được vấn đề học tập, định hướng cách giải quyết qua đó thể hiện kĩ năng tư duy phê phán và sáng tạo. Trên lớp các em tích cực xung phong giải quyết các vấn đề đưa ra thảo luận. Nhóm của Thảo Vy làm về vấn đề một Nhân vật An Dương Vương, qua phần trả lời câu hỏi, em làm rõ được công lao và sai lầm của vua An Dương Vương, nhận xét sơ bộ về thái độ của nhận dân ta đối với nhân vật An Dương Vương và liên hệ bài học qua bi kịch mất nước của nhà vua. Nhóm của Chí Công làm về bi kịch tình yêu Mị Châu- Trọng Thủy, các em đã nhận ra mâu thuẫn của hai nhân vật này để phân tích: "Mị Châu chọn tình yên khiến đất nước rơi vào tay giặc nên nàng bị vua cha chém đầu. Còn Trọng Thủy vâng mệnh vua cha nên đã phản bội tình vợ chồng vì vậy cũng nhận lấy kết cục bi thương là nhảy xuống giếng tự tử" . Khi giáo viên hỏi HS nhận xét về hai nhân vật này, Chí Công đã thể hiện được kĩ năng phê phán đối với hai nhân vật này (Phụ lục 3). Đặc biệt em cũng phát hiện chi tiết "ngọc trai- giếng nước" là chi tiết hay độc đáo và lý giải "Ngọc trai chính là Mị Châu một cô gái ngây thơ, cả tin. Còn giếng nước chính là Trọng Thủy- sự ăn năn day dứt của kẻ phản bội. Chi tiết " Ngọc trai- giếng nước" còn thể hiện sự hóa giải mối thù cho

sai lầm mà cả hai nhân vật đã phạm phải, qua đó bộc lộ thái độ bao dung tha thứ

của nhân dân ta đối với hai nhân vật này".

Trong khi đó, mặc dù có sự tham gia chuẩn bị theo nhóm nhưng bốn học sinh khác rất bị động, các em không có ý tưởng cho việc giải quyết vấn đề, thi thoảng mới trả lời một cách miễn cưỡng những câu hỏi mà giáo viên đưa ra nhằm giúp các em giải quyết vấn đề.

Cuối giờ giáo viên cho kiểm tra 10 phút nhằm củng cố kiến thức vận dụng liên hệ thực tế: Qua bi kịch của vua An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, em rút ra

bài học gì cho bản thân trong công cuộc xây đất nước ta hiện nay? Đa phần các em

đã bộc lộ những suy nghĩ của mình tự nhận thức về bản thân với bài học giữ nước như: không nên chủ quan mất tinh thần cảnh giác; không nên yêu một cách mù quáng mất hết lí trí như Mị Châu dẫn tới nước mất nhà tan; cần phải học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước.

Trong các giờ thực nghiệm sau, nhờ các biện pháp Gv hướng dẫn học tập tích cực như vẽ sơ đồ hóa nhân vật, trực quan sinh động, phát huy chủ lực biện pháp

thảo luận nhóm, bài tập nhật kí đọc sách và khai thác hướng dạy làm văn theo hình thức học dự án. Giáo viên đã thu được các kết quả khả quan hơn về năng lực tư duy của các em.

Trong giờ thực nghiệm Tấm Cám, GV đã định hướng học sinh đọc văn bản theo hai hướng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán theo các tiêu chí như sau:

Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá kĩ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán của HS khi đọc văn bản Tấm Cám

Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo

1. Phát hiện mâu thuẫn trong truyện. 1.Sản sinh ra những ý tưởng mới trong quá trình đọc:

- Có thể kết thúc câu truyện Tấm Cám theo một cách khác.

2.Tập hợp, xem xét, kết nối những yếu tố, chi tiết phù hợp và giải quyết vấn đề:

-Những chi tiết làm rõ số phận nghèo

khó, bất hạnh của Tấm trong truyện:

Cha mẹ mất sớm, ở với dì ghẻ, phải làm lụng vất vả, bị Cám lừa trút hết giỏ tép giành yếm đào, bị mẹ con Cám giết chết cá Bống, bị bắt nhặt thóc trộn lẫn với gạo mà không được đi trẩy hội..)

-Những chi tiết làm rõ quá trình đấu

tranh quyết liệt của Tấm đối với mẹ con

Cám:(bốn lần hoá thân khi Tấm chết)

Hóa chim vàng anh- cây xoan đào- khung cửi- cây thị.

2.Giải mã, cắt nghĩa, đánh giá các yếu tố và chi tiết theo nhiều cách có thể.

Chi tiết Ông Bụt:

+ Giúp người hiền lành, lương thiện. + là ước mơ của nhân dân ta về đạo lý làm người trong xã hội.

+ Là chi tiết thần kì làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn li kì.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3, Tư duy mở: Xem xét vấn đề,yếu tố, chi tiết từ những góc độ khác nhau, nêu các giá thiết để tích hợp giá trị sống khi đọc văn bản cho HS:

- Lí giải động cơ, thái độ của gì ghẻ đối

Mở rộng ý nghĩa của văn bản, đi xa hơn những gì mà tác gỉa dân gian muốn gửi gắm, liên hệ văn bản với đời sống thực tế và những trải nghiệm của cá nhân người đọc.

Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo

với Tấm trong truyện:

+ mẹ ghẻ bao giờ cũng có mối bất hòa và ác với con chồng.

+ nhưng có phải bà mẹ kế nào cũng ác? + Thực ra họ chỉ không tốt với con người khác nhưng lại rất tốt với con mình.

+ bà dì ghẻ đứng về phía con mình cũng là lẽ tất yếu.

+ mâu thuẫn mẹ ghẻ- con chồng trong truyện không phải là mâu thuẫn chính trong truyện.

- Lí giải kết thức có hậu đối với Tấm: + Vì tấm hiền lành, tốt bụng.

+ Vì tấm khát khao hạnh phúc và muốn đấu tranh vì nó.

+ Bộc lộ khát vọng, ước mơ của nhân dân ta về một xã hội chính nghãi, công bằng.

- liên hệ những kĩ năng sống:

+ Nắm bắt thời cơ trong cuộc sống: Tấm đi trẩy hội và thử hài.

+Yêu thương chính bản thân mình dù trong bất kể hoàn cảnh nào?

+ Biết đấu tranh bảo vệ hạnh phúc cho mình" hạnh phúc là tranh đấu"( Maxim Gorki)

+ Đánh giá quan điểm của mình về nhân vật Tấm.

4.Kiểm soát tư duy: Kìm chế các phê phán, chỉ trích có tính chủ quan, thiên lệch.

Thảo luận về cái kết trong truyện Tấm Cám.

- Cách trừng phạt mẹ con Cám của Tấm có ác không?

- Nhân dân ta gửi gắm điều gì qua đó?

4.Bảo vệ quan điểm khi đọc văn bản theo cảm nhận của mình.

Với những tiêu chí trên giáo viên đã thu nhận được hướng tư duy mở của Hs khi tiếp nhận văn bản, các em học tập sôi nổi hơn, chủ động đưa ra ý kiến quan điểm của bản thân để giải quyết vấn đề.

Ở tiết dạy nhật kí đọc sách, dựa trên định hướng tiêu chí phát triển tư duy người học, và vận dụng các bài tập nhật kí đọc sách như: Trình tự sự kiện, sơ đồ nhân vật, quan điểm, hình ảnh, Chi tiết hay, từ hay, phê bình/sách, giải thích, phần đặc sắc nghệ thuật, bản thân và truyện mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh, đều thu được những sản phẩm từ phía học sinh. Trong đó đáng quý nhất là các em đã bộc lộ cách tư duy sáng tạo qua bài tập hình ảnh, chi tiết đặc sắc, từ hay, giải thích đã cho gợi ra những cách hiểu về văn bản khác nhau, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá và vốn sống khác nhau từ các em học sinh.

Kết quả quá trình quan sát sáu học sinh qua ba giáo án thực nghiệm thu được như sau:

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng tư duy của học sinh Tên HS (6 HS) Sự chuẩn bị Sự tham gia Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng giải quyết vấn đề Kĩ năng tư duy sáng tạo Kĩ năng tư duy phê phán Chí Công X X X X X X Thúy Diệu X X X X X X Thiện Chí X X X X X X Huy Thái X X X X X X Thảo Vy X X X X X X Duy Nhật X X X X X X

Sau một quá trình thực nghiệm, giáo viên đã phát hiện và hình thành cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết để Hs có năng lực tư duy sáng tạo đọc- hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực. Đồng thời cũng giúp các em có những kĩ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của các em.. Sáu em học sinh đều hình thành nhóm kĩ năng tư duy, nhưng mức độ đọc hiểu văn bản của các em có sự chênh lệch như sau: nhóm các bạn HS Chí Công, Thảo Vy, Duy Nhật có tư duy sáng tạo tốt hơn các bạn nhóm II gồm Huy Thái, Thúy Diệu, Thiện Chí, chính vì vậy khi làm văn thì năng lực này thể hiện rất rõ. Điểm nhóm bài I bao giờ cũng cao hơn nhóm bài II. Khả năng giải quyết công việc của nhóm I cao hơn nhóm II. Ví dụ phần trình bày dự án văn thuyết minh:

Hình ảnh: Nhóm HS Thảo Vy, Chí Công, Trà My, Văn Hải, Minh Trí thuyết minh về khu di tích lịch sử Bót Dây Thép.

Hình nhóm HS Thiện Chí, Thúy Diệu, Thành Đạt, Hồng Thùy, Thu Như, Duy Nhật thuyết minh về di tích lịch sử Đình Phong Phú.

Quan sát tiết thực nghiệm dạy học dự án làm văn thuyết minh, chúng tôi nhận thấy: hướng dẫn học sinh thực hành tạo lập văn bản qua các dự án là một hình thức phù hợp với những đặc trưng trên đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển năng lực cho HS. Cụ thể là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, hình thức này khắc phục được tình trạng lặp lại đơn điệu của những dạng bài tập về làm văn.

Thứ hai, khi được thực hành bằng các dự án, học sinh sẽ ý thức rõ hơn tính chất liên kết giữa các đơn vị bài học về một dạng văn bản nào đó để có thể phối hợp các kĩ năng đã được học một cách hiệu quả. Chẳng hạn, những kĩ năng mà học sinh được học trong từng bài: Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, Tóm tắt văn bản thuyết minh... sẽ cùng được thể hiện khi học sinh được phân công vào các vai với những công việc cụ thể để tiến hành thực hiện một dự án liên quan đến việc thuyết

minh.

Thứ ba, hình thức thực hành này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác với các thành viên trong nhóm, phát huy được tính sáng tạo, tư duy phê phán trong khi thực hiện dự án.

Học sinh có nhiều lựa chọn trong cách tiến hành, cách sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sản phẩm. tùy theo năng lực của mỗi cá nhân và sự thống nhất ý kiến trong nhóm.

Cuối cùng, hình thức này giúp cho việc dạy học Làm văn gắn liền với thực tế cuộc sống hơn. Bởi lẽ một trong những bản chất của dạy học dự án là tính thực tiễn.

Như vậy, với các văn bản nhật dụng, văn bản thuyết minh, tự sự hay nghị luận về một vấn đề trong xã hội, ý tưởng cho các dự án là không ít, cho nên giáo viên có thể bồi dưỡng chuyên đề này, cho HS thực hiện trên diện rộng phát huy các năng lực của các em, đó cũng là hình thức cho các em tập làm khoa học vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 95 - 104)