Hiện nay có hai hướng tiếp cận chính để đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
- Đánh giá dựa vào năng lực của học sinh.
Cách đánh giá thứ nhất thiên về đánh giá mức độ tiếp nhận nội dung chương trình môn học. Cách đánh giá thứ hai thiên về xác định các mức độ năng lực của người học so với mục tiêu đặt ra của môn học. Có thể so sánh hai hướng tiếp cận này trên các phương diện sau: mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, phân tích và sử dụng kết quả đánh giá.
Bảng 2.4. So sánh kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực.
Phương diện đánh giá Đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Đánh giá theo hướng hình thành năng lực Mục tiêu đánh giá Mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong chương trình giáo dục. - Các mức độ năng lực của người học.
- Hướng tới mục tiêu học tập phát triển theo cách tiếp cận" vùng phát triển gần"
Nội dung đánh giá
- Xác đinh và lựa chọn các chuẩn cần đạt của mỗi giai đoạn học tập (chủ đề, chương, các phân môn của môn học)
- Các bước tiến hành : + Phân loại các mục tiêu học tập thành các lĩnh vực.
+ Phân loại các mục tiêu thuộc lĩnh vực thành các mức độ khác nhau. + Nêu các tiêu chí xác định từng mức độ của kết quả học tập. - xác định các phương diện năng lực mà học sinh cần hình thành và phát triển qua môn học, chú ý tích hợp các nội dung học tập theo các phương diện hình thành năng lực.
- Lựa chọn các nội dung cụ thể của môn học phù hợp với các phương diện, mức độ năng lực của người học.
Phương pháp đánh giá
- các phương pháp cần vận dụng: trắc nghiệm, hồ sơ, quan sát, đánh giá. - Chú trọng cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. - Các phương pháp cần vận dụng: trắc nghiệm, hồ sơ, quan sát, đánh giá. - Chú trọng cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.
- Không chỉ đánh giá kết quả đầu ra mà còn cả quá trình đi đến kết quả đó.
Kết quả đánh giá
Tỷ lệ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học
Mức độ phân hóa về năng lực của người học trong việc thực hiện mục tiêu môn học.
Từ sự so sánh trên, ta nhận thấy cách tiếp cận đánh giá theo hướng hình thành năng lực có một số nét khác biệt cơ bản. Nếu đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng lấy căn cứ là từ nội dung chương trình môn học, phải phù hợp với chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được quy định trong chương trình thì đánh giá theo năng lực chú ý đến mang tính tổng hợp, gắn vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn theo hướng hình thành năng lực là một cách tiếp cận phù hợp cần thiết để đánh giá kết hợp kiến thức, KNS để phân hóa học sinh trong quá trình dạy học.
Như vậy cơ sở chính để xác định nội dung kiểm tra đánh giá học tập đó chính là mục tiêu bài học và mục đích kiểm tra, đánh giá. Theo quan điểm dạy KNS kết hợp dạy ngữ văn thì nội dung cần được ưu tiên đánh giá đó chính là những kĩ năng hình thành trong các bài học: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác thông qua các bài dạy.