Đánh giá chung kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 104 - 160)

Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên cơ sở lí thuyết về mục tiêu dạy học văn theo định hướng phát triển năng lực giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, có khả năng giao tiếp nhận thức về xã hội và con người và năng lực tiếp nhận văn bản văn học. Dựa trên nguyên tắc tương tác trong dạy học KNS: hoạt động giờ học cần có sự tương tác đa chiều giữa GV và HS, giữa HS với HS, giữa người đọc và người sáng tạo đã được xây dựng ở chương I để thực hiện hai mục tiêu thực nghiêm.

Kết quả từ phiếu dự giờ của giáo viên qua bảng tổng hợp (Phụ lục 7) cho thấy 100% GV dạy, Gv dự giở đều đánh giá thái độ học sinh tham gia giờ học học sôi nổi, tích cực tham gia xây dựng bài, hứng thú với cách dẫn dắt, đặt vấn đề của giáo viên. Học sinh cũng đã biết một số KNS được kết hợp qua giờ dạy thực nghiệm như kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng tư duy phê phán.

Đánh giá về giáo viên trong giờ học thực nghiệm của 9 GV dự giờ trong 4 tiết: 100 % GV dạy và dự giờ đều thống nhất giờ học tự nhiên, không khiên cưỡng, gần

gũi thực tiễn cuộc sống, học sinh chủ động và tích cực trong giờ học. Chúng tôi cũng nhận được 100% ý kiến phản hồi của GV sau câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 9) đều: thống nhất việc dạy kết hợp KNS trong dạy học ngữ văn cho học sinh là điều rất cần thiết bởi vì các em còn hiểu mơ hồ về các kĩ năng trên. Như vậy chúng tôi nhận thấy, dù khảo sát trong một phạm vi nhỏ, số lượng ít nhưng có thể khẳng định rằng nếu được phổ biến tập huấn rộng rãi về việc kết hợp dạy học KNS trong dạy học ngữ văn sẽ giúp cho giờ văn bớt nhàm chán, phù hợp với tâm thế học văn của học sinh trong môi trường sống và điều kiện thực tế như hiện nay.

Đánh giá về các phương pháp giảng dạy của giáo viên, đa số giáo viên đều nhận xét đó là những phương pháp tích cực, phù hợp với môi trường lớp học, tư duy học sinh. Cô Kim Huệ nhận xét về giờ tổ chức nhật kĩ đọc sách cho học sinh như sau: Phương pháp này rất rất hay và phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc và tạo lập văn bản, "đồng sáng tạo" cùng tác giả. Học sinh có cơ hội chia sẻ cách hiểu của mình về văn bản, trao đổi cùng các bạn, tranh luận, học hỏi từ những người bạn đọc có thể có trong lớp. Vì vậy Gv trong tổ nên áp dụng hình thức tổ chứ này cho học sinh tự đi tìm và giải mã các văn bản văn học tránh cách dạy bình giảng một chiều như lâu nay.

Còn cô Thanh Trúc giáo viên Ngữ văn 10 nhận xét về giờ thuyết minh dự án" di tích lịch sử địa phương" như sau: "Giờ học hay học sinh không chỉ trải nghiệm cuộc sống mà còn rèn kĩ năng nói trước đám đông. Tuy nhiên dự án đòi hỏi nhiều thời gian thật khó áp dụng trong tất cả các tiết dạy." cô cũng đưa ra đè xuất với tổ bộ môn: GV văn cần cho Hs tiếp cận đời sống thực tế nhiều hơn, cần có nhiều dự án học tập để học sinh tham gia trau dồi cảm xúc viết văn."

Qua câu hỏi phỏng vấn" Theo thầy cô có nên dạy kết hợp các KNS trên vào bài

dạy ngữ văn không? Giáo viên thực nghiệm nhận được 100% ý kiến giáo viên dự

giờ đồng tình nhất trí cao. Ở câu hỏi phỏng vấn thứ hai:" với những biện pháp dạy học mà giáo viên thực nghiệm đã tiến hành trong các tiết dạy, thầy cô có thấy hiệu quả kết hợp dạy kĩ năng sống trong dạy học văn không? Thầy cô có bổ sung thêm ý kiến gì không?" Ý kiến của giáo viên dự giờ đều đánh giá hiệu quả của giáo án thực nghiệm. Giáo viên dự giờ qua quan sát học sinh cho biết: HS rất hào hứng và thích

kết hợp KNS trong học văn; thích thứ với nội dung gắn liền thực tiễn, biết cách tổ chức hợp tác và tham gia tích cực vào giờ học. Các giờ học thực nghiệm cũng khuyến khích cho học sinh sự tự tin, trình bày ý kiến của bản thân. Những ý kiến đóng góp của giáo viên dự giờ là cơ sở minh chứng cho những thành công ban đầu về việc kết hợp kĩ năng sống cho học sinh qua các giờ văn. Đây thực sự là điều mà xã hội quan tâm, nhà trường giáo dục quan tâm tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.

Giáo viên dự giờ cũng đóng góp rất nhiều ý kiến xây dựng hệ thống các biện pháp tích cực để dạy kết hợp KNS cho học sinh qua giờ học văn như: Tổ chức các chương trình ngoại khóa để học sinh trải nghiệm cuộc sống, tổ chức thảo luận nhóm, thuyết trình ...

Tuy nhiên các giờ học thực nghiệm cũng còn những hạn chế như: thời gian, như chi phí tổ chức đối với tổ chức dạy học dự án, các giờ thảo trên lớp ồn ào, mất trật tự. Điều quan trọng đó mà giáo viên nhận ra trong các giờ học là các tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của học sinh còn chia rõ ràng, khó phân định, do sản phẩm mang tính đặc thù cuộc sống và nội hàm của kĩ năng sống rất rộng, không ổn định.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo, dựa vào cơ sở lý thuyết về KNS và đặc trưng của bộ môn văn ở chương I và chương II, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài với hai mục tiêu chính đó là giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tư duy để học sinh chủ động, tích cực và đạt hiệu quả trong học tập. Chúng tôi đánh giá hai năng lực này của học sinh thông qua sản phẩm học tập như vở ghi chép, bài tập nhóm, bài kiểm tra cá nhân, qua các ý kiến phát biểu của học sinh trong giờ học... Qua phiếu phỏng vấn giáo viên, học sinh tham gia thực nghiệm và dự giờ...Trong hoạt động nghiên cứu này chúng tôi đã thực nghiệm một số giáo án với các biện pháp dạy học tích cực như tổ chức thảo luận nhóm, nhật kí đọc sách và dạy học theo dự án, đánh giá các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, nhóm kĩ năng tư duy tự nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và tưu duy phê phán. Trong suốt 18 tuần thực nghiệm, học sinh dần hình thành thói quen những kĩ năng trên, điều đó cho phép chúng tôi khẳng định hiệu quả của việc kết hợp dạy học KNS cho học sinh trong giờ học văn. Học sinh có được trải nghiệm, vốn sống phong phú nhở quá trình giao tiếp với bạn bè và thầy cô. Hs được tự trải nghiệm, tìm hiểu văn bản bằng kiến thức nền, vận dụng cách suy nghĩ của mình vào việc kiến tạo nghĩa cho tác phẩm. Nhờ đó các giờ học gây hứng thú hơn, học sinh tự giác hơn, Tuy nghiên KNS là bao gồm hành vi, thái độ, nhận thức của con người nên nó có tính chất không bền vững.Vì vậy việc đánh giá KNS cho HS cần có thêm thời gian và thường xuyên để có hiệu quả cao hơn. Đó chính là quá trình mưa dầm thấm lâu mà tác giả từng đề cập tới trong đề tài của mình.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, vận dụng kết hợp dạy Kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn THPT, người thực hiện để tài rút ra một số nhận xét và đề xuất sau:

1. Việc lồng ghép kĩ năng sống vào các bộ môn trong nhà trường là vấn đề cấp thiết đã được bộ giáo dục chỉ đạo đến các cấp ngành. Nhiều giáo viên đã xác định vai trò của bộ môn ngữ văn để tích hợp KNS vào dạy học cho HS. Tuy nhiên việc xem KNS như là một nội dung, mục tiêu của dạy học văn thì ít giáo viên nào dám nghĩ, vì tính đặc thù của môn văn là tính chân- thiện mĩ nên nó đẹp hơn thực tại cuộc sống.

Nhà văn Nga lỗi lạc Maxim Gorki từng phát biểu “Văn học là nhân học”. Vai trò của môn văn học từ xưa đến nay vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự thay đổi trong nội dung, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Và việc giảng dạy kỹ năng sống trong văn học thực sự là rất cần thiết và bổ ích cho học sinh trong thời kì mới. Qua luận văn này tôi mong rằng trong giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên ngữ văn không chỉ giáo dục các em chữ tâm mà còn phải chú ý rèn luyện toàn diện trí – thể - mỹ, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng làm việc để trở thành người chủ thực sự của thế kỷ mới.

2.Từng học sinh thực hành một số kỹ năng sống cơ bản mà giáo viên đã đặt ra trong dạy học văn sẽ giúp học sinh tự làm chủ, tự sáng tạo trong giờ thực hành, giáo viên bộ môn sẽ nắm bắt được tư tưởng, tâm tư, tình cảm của từng học sinh. Để từ đó, ta có cách giáo dục, định hướng cách sống hữu ích, có giá trị, ý nghĩa nhất cho từng đối tượng học sinh.Được như thế có nghĩa là chúng tôi đã hoàn thành được một trong muôn vàn nhiệm vụ mà yêu cầu môn học đã đặt ra.

3.Về phương pháp dạy học kết hợp KNS cho HS trong dạy học văn, GV có thể kết hợp nhiều phương pháp truyền thống cũng như các biện pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm năng cao hiệu quả giờ học, kích thích tính sáng tạo, khả năng tư duy và vận dụng tri thức vào trong cuộc sống hành ngày bằng cách mở rộng vốn sống, sự trải nghiệm qua giao tiếp với mọi người, bạn bè và thầy cô.

Tóm lại, giáo dục kỹ năng sống trong văn học cho học sinh, một chương trình mới và chúng tôi chỉ mới khởi đầu trong muôn vàn khó khăn, thử thách.Tuy nhiên, tôi mong muốn sẽ nhận được sự góp ý, ủng hộ, động viên của các cơ quan quản lí giáo dục, các bạn đồng nghiệp và tất cả mọi người để luận văn này sẽ sớm được thực hiện rộng rãi trong học tập để môn ngữ văn sớm trở thành môn học rất yêu thích, thật bổ ích đối với tất cả mọi người. Dù là một hướng đi mới trong cách dạy và học nhưng nếu được các cấp quan tâm, thực hiện đồng bộ. Mục tiêu giáo dục cần có sự đầu tư, triển khai sâu rộng, chúng tôi tin việc giáo dục HS ở THPT sẽ đào tạo nguồn nhân lực hướng nghiệp có kĩ năng cho đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (2001), "Dạy Tiếng Việt là dạy một hoạt động bằng hoạt động", Tạp chí Ngôn ngữ, (4).

2. Thy Anh (2005), Tìm hiểu những quy định mới về giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Ân (2000), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT, Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề về giảng dạy học văn, Nxb ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Bình (2001), “Nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học”, Tạp chí Giáo dục (tr1-2).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn,

cấp THPT, Hà Nội, (tr.87,88).

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn GV dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Tài liệu lưu hành nội bộ).

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn (Tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liệu dành cho giáo viên), Nxb Giáo dục.

9. BCH TW8 khóa XI (2014), Nghị quyết số 29 về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện.

10. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Bộ GD ĐT (2011), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường

THPT chuyên môn Ngữ Văn (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

12. Nguyễn Gia Cầu (1997), “Hiệu quả của giờ dạy văn”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (130).

13. Lê Minh Châu, Nguyễn Thúy Hồng (2012), Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn,Nxb Giáo dục, (tr. 1,5,7,13).

14. Nguyễn Hữu Chí (1996), “Suy nghĩ về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”,

Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12.

15. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học văn chương theo loại thể, Nxb ĐH Sư phạm.

16. Nguyễn Viết Chữ (1995), Sức mạnh của câu hỏi trong giờ giảng văn, kỉ yếu hội thảo khoa học, Đổi mới phương pháp dạy học văn THPT, tháng 11/1995. 17. Hồ Thị Dung (2012), “Hệ thống bài tập cho một giờ lên lớp”, Tạp chí giáo dục,

số 280, kì 2-2/2012.

18. Trương Dĩnh ( 2012), “Cảm thụ văn chương trong giờ dạy văn theo quy trình ba tầng cấu trúc”, Tạp chí giáo dục, số 277, kì 1-1/2012.

19. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục Hà Nội.

20. Trần Quang Đại (2001), “Ba nghịch lý của môn văn trong trường phổ thông”,

Văn nghệ trẻsố 44 ngày 22/ 11.

21. Bùi Minh Đức (2008), “Một số biện pháp tổ chức cho học sinh tái hiện hình tượng văn học trong giờ học tác phẩm văn chương”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 8.

22. Bùi Minh Đức (2008), "Phát huy vai trò bạn đọc sáng tạo của học sinh trong hoạt động phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn học", Tạp chí giáo dục, số 201, kì 1-11- 2008.

23. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh ( 2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, (tr. 220).

24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học- vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục.

26. Lê Thị Tuyết Hạnh (2012), ”Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục- đào tạo Việt Nam- đề xuất một số biện pháp từ nhận diện thực tiễn giáo dục", Tạp chí giáo dục, (201).

27. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn

chương, Nxb Giáo dục.

28. Bùi Mạnh Hùng (2013) "Phác thảo chương trình Ngữ vă theo định hướng phát triển năng lực" (Kỉ yếu hội thảo khoa học Dạy học ngữ văn trong bối cảnh

đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông", (tr.33-54), ĐH Sư phạm,

Tp.Hồ Chí Minh.

29. Bùi Mạnh Hùng (2013)," Chuẩn chương trình cốt lõi của Mĩ và một số liên hệ với việc đổi mới chương trình Ngữ văn ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học(tạp chí của trường Đại học sư phạm Tp. HCM, số chuyên về nghiên cứu Giáo dục học), (4).

30. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa (2006), Phương pháp dạy học Ngữ Văn

trung học phổ thông những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương,Nxb Giáo dục. 32. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn dạy văn, NXb Giáo dục.

33. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

34. Nguyễn Thanh Hùng (2013), "Thăm dò đổi mới căn bản, toàn diện môn Ngữ văn trong giáo dục Việt Nam", Tạp chí GD (301)( kì 1-1/2013)..

35. Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục.

36. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục.

37. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán- Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, (tr. 390).

38. Phan Thị Luyến, “So sánh quốc tế về phương thức đánh giá kết quả giáo dục thể hiện trong sách giáo khoa phổ thông của một số nước trên thế giới và

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 104 - 160)