Giờ tiếng Việt

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 57 - 60)

Mục đích của phân môn Tiếng Việt là giúp học sinh nắm rõ bản chất ngôn ngữ, hình thành năng lực giao tiếp ở các em. Vì vậy qua một số bài tiếng Việt, giáo viên có thể lồng ghép tốt kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh. Đảm bảo tất cả học sinh đều tích cực, chủ động và thực hành, vận dụng kiến thức vào trong giao tiếp đời sống.

Bảng 2.3. Nội dung và KNS có thể tích hợp trong một số giờ Tiếng Việt Tên bài Nội dung tích hợp Kĩ năng tích hợp

Hoạt động giao tiếp

bằng ngôn ngữ.

- Xây dựng các tình huống giao tiếp trong cuộc sống.

- Kĩ năng giao tiếp:Tìm hiểu và trình bày về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Tự nhận thức: Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trong giao tiếp.

- Kĩ năng hợp tác: tổ chức nhóm xây dựng tình huống giao tiếp.

Chuyên đề phong cách

ngôn ngữ sinh hoạt.

- Xây dựng các tình huống sinh hoạt đời thường.

- Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với phong cách sinh hoạt hàng ngày.

- Tự nhận thức về cách giao tiếp của cá nhân trong các tình huống sinh hoạt đời thường.

- kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Phong cách ngôn ngữ

báo chí (Ngữ văn - lớp 11)

- Học sinh chuẩn bị kiếm các tờ báo, mục bài báo để thảo luận, tìm hiểu về phong cách báo chí. - Tìm hiểu thông tin nóng hổi, cập nhật nhất của báo chí về các vấn đề trong cuộc sống.

- Tư duy sáng tạo: tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí, đặc điểm của phong cách báo chí. - Kĩ năng giao tiếp: Trao đổi, chia sẻ ý kiến về đặc điểm các văn bản báo chí, những vấn đề thời sự, chính kiến dư luận trên báo chí.

Tên bài Nội dung tích hợp Kĩ năng tích hợp Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.( Ngữ văn - lớp 11) - Tìm kiếm thông tin về những cuộc phỏng vấn, để nắm được các thao tác trong bài phỏng vấn. - Đóng vai phỏng vấn, đặt vào vị trí người phỏng vấn và người được phỏng vấn để xử lý linh hoạt các tình huống phỏng vấn. - Quản lí thời gian khi thực hành phỏng vấn.

- Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi về các đặc điểm và yêu cầu của phỏng vấn.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích tình huống để nhận ra yêu cầu và đặc điểm của phỏng vấn và cách trả lời phỏng vấn.

- Kĩ năng hợp tác: tổ chức đóng vai người phỏng vấn và người trả lời để tìm kiếm thông tin về một số đối tượng hoặc vấn đề quen thuộc trong cuộc sống.

Phát biểu theo chủ đề

- Xác đinh chủ đề, xây dựng dàn ý và trinh bày bài phát biểu theo chủ đề.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo; Tìm kiếm và xử lý thông tin hợp lí, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

- Kĩ năng giao tiếp: cách phát biểu chủ đề.

Nhân vật giao tiếp ∗ Mối quan hệ giữa

các nhân vật giao tiếp và nội dung giao tiếp từ các tư liệu trong giao tiếp. Lấy ngữ liệu là các đề tài giao tiếp trong cuộc sống.

- Giải quyết vấn đề: lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp. - Tự nhận thức vị thế giao tiếp của bản thân trong các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể để lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ phù hợp.

- Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng hợp tác.

Như vậy việc kết hợp dạy KNS trong dạy học Ngữ văn là điều thiết thực, phù hợp với đặc trưng, mục tiêu của bộ môn này. Tích hợp KNS vào trong nội dung của ba phân môn đọc - hiểu văn bản, làm văn và tiếng Việt sẽ đem lại hiệu quả cho tiết dạy. Giáo viên làm cho tiết dạy phong phú về nội dung, gắn dạy văn với dạy đời, hình thành những kĩ năng sống thiết yếu cho học sinh. Sự phong phú sinh động, hữu ích trong những giờ văn sẽ mang lại cho học sinh tâm thế chủ động, sẵn sàng và hứng thú học tập môn học này. Để có thể vận dụng tích hợp khéo léo dạy KNS trong dạy văn, giáo viên cần trau dồi vốn sống, sự hiểu biết của bản thân, cần hiểu tâm lý học sinh và luôn chú trọng đổi mới phương pháp cách thức dạy học phù hợp với tình hình thực tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 57 - 60)