Phương pháp tiếp cận giáo dục KNS

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 37)

Tài liệu Giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THPT (2010) của Bộ

Giáo dục & Đào tạo cho rằng: Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ

thông được thực hiện thông qua việc dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép tich hợp KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành,

trải nghiệm KNS trong quá trình học tập [8, Tr.27]. Như vậy chúng ta có thể hiểu

tiếp cận giảng dạy KNS theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp để giáo dục KNS cho học sinh chứ không phải tích hợp vào nội dung bài học. Giáo viên chú ý tới hoạt động dạy học nhằm hướng học sinh tới những tình huống dạy học có tính mở, lấy học sinh làm trung tâm, người thầy có vai trò định hướng. Từ quan điểm này để phát huy tính tích cực và linh hoạt, sáng tạo cho các em. Tài liệu cũng đã nêu ra một số phương pháp dạy tích cực như dạy học nhóm, nghiên

cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, dự án và 19 kĩ thuật dạy học để chúng ta tham khảo nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh.

Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn là con đường "mưa dầm, thấm lâu", tự nhiên, không gò bó và mất thời gian. Vì mục tiêu KNS là rèn luyện cho các em có được bãn lĩnh vững vàng và năng lực thực tế trong cuộc sống. Nó phải diễn ra thường xuyên, liên tục và theo từng để hình thành dần dần theo sự phát triển tâm lý, nhận thức của chính đối tượng người học. Điều đó là sự khó khăn mà mỗi giáo viên cần có sự chuyên tâm, nhẫn nại với nghề và có sự đổi mới về PPDH một cách linh hoạt thì mới đạt hiệu quả.

Bảng 1.1. Giới thiệu các bước thực hiện bài giáo dục KNS [8, tr.35] Các

bước Mục đích

Mô tả quá trình thực hiện

Vai trò của giáo viên và học sinh 1.Khám phá - Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em có biết gì về khái niệm, kĩ năng, kiến thức sẽ được học,

- giúp giáo viên đánh giá/ xác định hiện trạng (kĩ năng/ kiến thức..) của học sinh trước khi giới thiệu vấn đề mới.

- Giáo viên (cùng học sinh) thiết kế hoạt động có tính trải nghiệm.

- Giáo viên cùng học sinh đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới.

-Giáo viên giúp học sinh xử lí / phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của học sinh, tổ chức phân loại chúng.

- Giáo viên đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép.

- Học sinh chia sẻ, trao đổi phản hồi, xử lí thông tin ghi chép .

- Một số kĩ thuật vận dụng: động não, thảo luận, chơi trò tương tác, đặt câu hỏi...

Các

bước Mục đích

Mô tả quá trình thực hiện

Vai trò của giáo viên và học sinh

nối tin, kiến thức, kĩ năng mới thông qua việc tạo "cầu nối", liên kết giữa cái" đã biết" và "chưa biết", Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới.

mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1.

- Giáo viên giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới.

- Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa. - nêu ví dụ cần thiết. là người hướng dẫn; HS là người phản hồi và trình bày quan điểm, ý kiến, đặt câu hỏi, câu trả lời.

- một số kĩ thuật: chia nhóm thảo luận, người học trình bày, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng.

3.Thực hành/

luyện tập

- Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức kĩ năng mới vào bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa. - định hướng để học sinh thực hành đúng cách. - Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch

- Giáo viên thiết kế/ chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu học sinh phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới. - Học sinh làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.

- Giáo viên đóng vai trò của người hướng dẫn, hỗ trợ.

- Học sinh đóng vai trò người thực hiện, khám phá.

- một số kĩ thuật: đóng kịch ngắn, viết luận, mô phỏng, hỏi đáp, trò chơi, thảo luận nhóm, vẽ tranh.

Các

bước Mục đích

Mô tả quá trình thực hiện

Vai trò của giáo viên và học sinh

- Giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc lĩnh hội được. 4. Vận dụng

Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới. - Giáo viên cùng HS lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều môn học/ lĩnh vực học tập đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng mới. - Học sinh làm việc theo nhóm, cặp, cá nhân đề hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên và học sinh cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động. - Giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh tại bước này.

- Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và người đánh giá.

- Học sinh đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giả quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá.

Một số kĩ thuật dạy học; dạy học hợp tác, làm việc nhóm, trình bày cá nhân, dạy học dự án.

Trên đây là định hướng chung các bước dạy KNS cho học sinh phổ thông. Các định hướng này góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin và định

hướng cụ thể, làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài luận văn của người viết. Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng môn học và đối tượng học sinh mà có thể tập trung vào một số kĩ năng sống khác nhau cũng như phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học khác nhau. Vì vậy trong luận văn này, người viết chỉ đi vào một số kĩ năng cơ bản, cần thiết trong việc hình thành năng lực đặc thù học môn Ngữ văn và năng lực vận dụng kiến thức Ngữ văn vào trong đời sống xã hội với một số biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với mục tiêu dạy học ngữ văn sẽ được trình bày ở chương hai.

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)