Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 75)

Giáo viên có thể kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá bằng các bài tập nghiên cứu nhỏ, các bài luyện nói trước tập thể, tham gia các hoạt động ngữ văn, đánh giá qua quá trình quan sát của giáo viên cũng như sự tự nhận xét, tự đánh giá của chính học sinh. Giáo viên cần ra những đề mở, hệ thống câu hỏi/bài tập gắn với đời sống thực tiễn để học sinh rèn luyện các kĩ năng tư suy sáng tạo, tư duy phê phán, kĩ năng tự nhận thức của học sinh. Đề kiểm tra bao gồm hệ thống câu hỏi phù hợp với mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của chương trình ngữ văn, và có tính ứng dụng cao trong đời sống. Có như vậy giáo viên mới đánh giá được năng lực học tập của học sinh qua từng giờ học, bài học. Qua các đề kiểm tra và lời nhận xét bài làm, giáo viên sẽ giúp các em không những trình bày những kiến thức lĩnh hội được ở trường mà thông qua các bài tập này các em còn bộc lộ những suy nghĩ, nhận xét, cảm nhận của mình về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Cũng thông qua hình thức này giáo viên sẽ góp phần rèn luyện một số phẩm chất đạo đức, KNS cho HS. Ví dụ như một số đề kiểm tra dưới đây:

Ví dụ 1: Đề bài “Thời gian không chờ đợi ai”

Qua bài tập này GV muốn giáo dục các em biết quý trọng thời gian, đặc biệt là thời gian của tuổi trẻ, nhắc nhở những em chưa ý thức được sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian hãy tỉnh ngộ không uổng phí thời gian vào những trò vô bổ.

Ví dụ 2: Đề bài “Nỗi niềm biết ngỏ cùng ai”.

Qua bài tập này giáo viên muốn chia sẻ những nỗi niềm, những tâm sự rất riêng mà các em khó có điều kiện thổ lộ cùng ai. Giáo viên mong muốn sẽ là người đồng hành cùng các em trong một quãng thời gian ngắn ở trường THPT, có thể nhân đôi niềm vui hoặc chia đôi nỗi buồn của các em.

Ví dụ 3: Đề bài “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở

những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng

trên”.

Với đề này giáo viên lồng ghép bài học nếu có nghị lực và niềm tin con người sẽ vượt qua được tất cả. Đặc biệt chúng ta có thể vượt qua được rào cản tiềm ần trong chính bản thân mình, như thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát, do dự.

Khi chấm và trả bài, giáo viên nên có những lời phê ý nghĩa vừa động viên, vừa nhắc nhở, khuyến khích vừa chỉ dạy các em những vấn đề cần thiết trong cuộc sống. Như vậy chúng ta nên tạo cho học sinh những đề văn mở, để phát huy tính sáng tạo và những tình cảm thật trong bài làm của các em. Giáo viên cần tránh lối ra đề văn khuôn mẫu, áp đặt cho học sinh cách nghĩ như mình. Cách nhận xét bài làm của của giáo viên cũng rất quan trọng và nhạy cảm. Nếu giáo viên đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ như mình thì đó là một suy nghĩ thật sự sai lầm. Vì như thế vô hình chung giáo viên biến cách nghĩ của tất cả học sinh như nhau theo một khuôn mẫu, điều đó khó tránh khỏi cách học vẹt, học theo đáp án có sẵn mà không được bộc lộ suy nghĩ của riêng cá nhân. Điều đó cũng làm cho học sinh cảm thấy môn văn không còn sức hấp dẫn đối với các em. Viết văn cần sự sáng tạo và cảm xúc thực sự. Thiết nghĩ một giáo viên dạy văn là dạy cho các em trở thành những con người có tâm hồn, có bản lĩnh, có nhân cách, nên qua những bài làm văn và lời phê của mình, giáo viên nên lồng ghép KNS để đạt được mục đích này.

Tiểu kết chương 2

Môn Ngữ văn với đặc trưng mục tiêu và thế mạnh riêng của mình rất phù hợp cho việc kết hợp một số kĩ năng sống trong việc dạy học để định hướng năng lực cho người học thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. Các kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duy phê phán là một số kĩ năng hình thành năng lực làm chủ và phát triển bản thân cho học sinh. Bên cạnh đó các kĩ năng này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn Ngữ văn. Một số kĩ năng như kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duy phê phán và kĩ năng giao tiếp hình thành nên năng lực giao tiếp tiếng Việt và cảm thụ thẩm mỹ mang tính dặc thù của bộ môn Văn. Các kĩ năng này đều có thể tích hợp vào nội dung dạy học thông qua chi tiết, hình ảnh, tình huống trong tiếp nhận văn học, thông qua hướng ra đề trong các kiểu bài làm văn và hình thức tổ chức giao tiếp thông qua phân môn tiếng Việt.

Về phương pháp dạy học môn ngữ văn: bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn ngữ văn, việc phát huy các biện pháp dạy học tích cực cũng góp phần kết hợp kĩ năng sống trong dạy học văn đạt hiệu quả như : tổ chức

nhóm, dạy học theo dự án, hình thức tổ chức nhật kí đọc sách và các kĩ thuật dạy

học tích cực được thực hiện trong các hoạt động dạy học. Nếu giáo viên kết hợp linh hoạt các phương pháp này, sẽ đem cho môn văn những giờ học thú vị, đầy hứng thú đối với học sinh.

Chương 3

THỰC NGHIỆM

Nối tiếp chương 1 và chương 2, người viết sẽ tiến hành hoạt động thực nghiệm dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, áp dụng những biện pháp dạy học tích cực nhằm tác động tới đối tượng người học một cách tốt nhất để phát triển năng lực các em. Thực nghiệm sư phạm là một phương pháp chủ công trong quá trình nghiên cứu khoa học có nhiệm vụ thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do người nghiên cứu tác động bằng các biện pháp giảng dạy tích cực. Hiện nay, phương pháp thực nghiệm sư phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho những nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu tìm ra được vấn đề, những chân trời mới, đem lại những hiệu quả thực tế. Thực nghiệm sư phạm làm tăng tính kĩ thuật thực hành, làm phát triển khả năng tư duy lý thuyết, làm cho công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực thi. Xác định tầm quan trọng của việc thực nghiệm sư phạm đối với một đề tài luận văn, tác giả đã tiến hành hoạt động này một cách nghiệm túc khách quan.

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)