Chúng tôi dạy thực nghiệm trong chương trình bao gồm các bài sau trong chương trình học kì I: văn bản An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, văn bản
Tấm Cám, hướng dẫn NKĐS: văn bản: Bính và Đinh( ngoài chương trình); Học kì
II: Trình bày một vấn đề (TV), dạy học dự án văn thuyết minh (TLV).
Cụ thể trong từng giáo án thực nghiệm, chúng tôi sử dụng biện pháp dạy học tích cực để kết hợp dạy KNS với dạy văn. Ở bài An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, chúng tôi sử dụng biện pháp tổ chức thảo luận nhóm, cho học sinh thuyết trình, nêu câu hỏi có vấn đề cho học sinh giải quyết. Tích hợp trong bài dạy kiến thức lịch sử, địa lý về quần thể di tích lịch sử- văn hóa Cổ Loa để học sinh mở rộng vốn sống và nhận thức được bài học lịch sử, trách nhiệm cá nhân trong công cuộc xây dựng đất nước.
Đối với văn bản Tấm Cám, chúng tôi chú trọng dạy kĩ năng sống qua hệ thống câu hỏi phản hồi nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo và tư duy phê phán của học sinh.
Trong bài tập hướng dẫn NKĐS văn bản ngoài chương trình THPT chúng tôi chọn truyện cổ tích Binh và Đinh để học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu các văn bản bất kì mà các em tiếp nhận trong cuộc sống qua các bài tập cụ thể. Đồng thời hình thành ở các em một số kĩ năng như tư duy sáng tạo, tư duy phê phán và kĩ năng hợp tác. Đối với phân môn tiếng Việt, Làm văn chúng tôi lựa chọn thực nghiệm hai bài
trình bày một vấn đề và thực hành văn thuyết minh. Ở bài trình bày một vấn đề
chúng tôi muốn học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, biết cách trình bày các vấn đề trong cuộc sống, vận dụng vào quá trình học qua hình thức thuyết trình trước tập thể. Thực hành dự án văn thuyết minh là quy mô lớn mà chúng tôi tiến hành trong thời gian dài, nhằm giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống, say mê tìm hiểu nét đẹp truyền thống lịch sử văn hóa địa phương, cùng nhau hợp tác giải quyết công việc, nhiệm vụ được giao. Đây là giáo án mang ý nghĩa thực tiễn cao, vận dụng kiến thức
liên môn lịch sử, địa lý, trải nghiệm của bản thân, sự hợp tác của cả nhóm.