Mục tiêu dạy học KNS

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

Năm 1996, Ủy ban quốc tế về giáo dục cho thế kỉ XXI trực thuộc tổ chức UNESCO do Jacques Delors làm chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò qua trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo dã đưa ra tầm nhìn về giáo dục thế kỉ XXI dựa trên bốn trụ cột : học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

Đứng trước yêu cầu cấp bách của xã hội và của việc thưc hiện nghị quyết Đại hội Đảng ngày 15/5/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực'' trong giai đoạn 2008-2013. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã triển khai chỉ thị số 10/2008/CT BGD ĐT, kế hoạch 307/KH - BGD ĐT ngày 22/7/2008 đã chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. Một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là rèn luyện KNS cho học sinh. Việc giáo dục KNS được tích hợp thông qua việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, trong đó người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức một chiều mà cần phải tổ chức cho học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức mới, nhờ vậy học sinh có thể rèn luyện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề, kĩ năng ứng dụng kiến thức và thực tiễn cuộc sống. Đây là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện mà xã hội ngày nay đặc biệt quan tâm.

Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã xác định:

Về mục tiêu đào tạo con người: Vừa đào tạo con người Việt Nam phát triển

đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa đảm bảo phát huy tốt nhất tiềm năng riêng của mỗi cá nhân.

Về mục tiêu hệ thống: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy

tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng

xã hội học tập; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc

tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc

dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục đào

tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu

học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ

tiên tiến trong khu vực [9, tr.15].

Mục tiêu giáo dục trên theo tinh thần đổi mới cơ bản và toàn diện: bên cạnh việc kế thừa mục tiêu chung từ trước đến nay, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đã đi sâu về phát triển toàn diện năng lực và phẩm

chất người học. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho rằng:

"Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có

hoài bão và lí tưởng phục vụ tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất

tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước

và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả…

như Bác Hồ từng mong muốn: "một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em"" (Báo Nhân Dân, ngày 18/11/2013).

Như vậy qua việc tìm hiểu các công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo thời gian qua về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục, chúng ta có thể nhận thấy mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển các năng lực cần thiết ở người học nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước trong đó có bao hàm mục tiêu của việc dạy học kĩ năng sống cho học sinh. Vậy giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm:

"trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Đồng thời tạo cơ hội cho HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức" [9, Tr.13].

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)