Mục tiêu dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 33)

Chương trình Ngữ văn hiện hành đã nêu ra 3 mục tiêu như sau:

Mục tiêu thứ nhất: Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ

bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ( trọng tâm là tiếng Việt) và văn học(

văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"

Mục tiêu thứ hai: Hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp

nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ.

Mục tiêu thứ ba: Bồi dưỡng tinh thần, tình cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc ...[10, tr.60,61].

Mục tiêu của chương trình hiện hành hình thành rõ cấu trúc với ba yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong đó mực tiêu về thái độ trong sách giáo khoa có sức chứa của tư tưởng lớn, tình cảm đẹp, lối sống văn hóa, đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ và khát vọng hoàn thiện bản thân mà bài học hướng tới. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: "Mục từ " thái độ" trong sách giáo khoa dù nói theo kiểu nào cũng

phải thỏa mãn mục đích tự giáo dục trong dạy học văn mà có lẽ chỉ văn chương mới

làm được. Có thể nói, tuổi trẻ học đường là một kinh nghiệm đầu đời mà mỗi cá

nhân phải biết rằng trung điểm con đường đời sống phải từng lúc được tái tiếp cận

như chính cuộc đời thực nghiệm của bản thân khi học văn" [34, tr.8]. Qua đó cho

chúng ta thấy một trong yêu cầu dạy học văn chính là hình thành phát triển KNS cho học sinh.

Thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy thực trạng dạy học chú trọng vào mục tiêu cung cấp cho học sinh kiến thức lí thuyết và phương pháp dạy học theo lối bình giảng không đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ hiện ngày nay và không còn phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại.

Từ thực trạng nền giáo dục Việt Nam, Nghị quyết 29 của BCH TW8 (khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam . Trong đó, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực và phẩm chất của người học, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Môn Ngữ văn cũng theo tinh thần ấy mà đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế ở trường phổ thông nước ta.

Bùi Mạnh Hùng (2013) trong một nghiên cứu gần đây, đã nêu 6 mục tiêu giáo dục trong dạy học Ngữ văn như sau:

Giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức: đọc, viết, nói và nghe, trong đó bao gồm cả năng lực thu thập và xử lí thông tin từ nhiều

nguồn khác nhau để viết và nói về nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống.

Thông qua những tác phẩm văn học đặc sắc, giúp học sinh phát triển năng

lực thẩm mỹ, khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu giá trị nhân bản

và thân phận của con người; giúp học sinh biết đọc và có hứng thú đọc các tác

phẩm văn học, biết viết và thảo luận, có hứng thú viết và thảo luận về các tác phẩm

văn học.

Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy phản biện, sự tự

tin, tính tự lập và tinh thần cộng đồng.

Giúp học sinh hình thành và phát triển phương pháp học tập, nhất là phương

pháp tự học để có thể tự học suốt đời và biết ứng dụng những kiến thức và kĩ năng

học được vào cuộc sống.

Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản và hiện đại về ngôn

ngữ và văn học.

Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và văn học, qua đó biết trân trọng, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. Có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, nhưng luôn có ý thức về

cội nguồn và bản sắc của dân tộc Việt Nam.”[29, tr.12]

Các mục tiêu Ngữ văn mà tác giả đã nêu trên đã có những đóng góp bổ sung cho mục tiêu của chương trình hiện hành phù hợp với đặc trưng của môn học Ngữ

văn và được xác lập trên quan điểm phát triển năng lực của người học từ mục tiêu giáo dục phổ thông chung được Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo tại nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW8 (khóa XI). Tác giả cũng đã đề cao trong mục tiêu trên việc phát triển năng lực giao tiếp qua bốn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; nhấn mạnh đúng mức việc phát triển “năng lực tư duy” của học sinh, trong đó có lưu ý đến “năng lực phản biện”, bên cạnh năng lực tự học, học cách tự học, hình thành phương pháp học tập, phương pháp làm việc, KNS, chú trọng tới việc định hướng phát triển năng lực cho người học. Mục tiêu môn Ngữ văn hiện hành hay chương trình mới sau 2015 đều đã chứa đựng những yếu tố nội dung cơ bản của giáo dục KNS: trang bị kiến thức phổ thông; hình thành năng lực ngữ văn; bồi dưỡng tình cảm thái độ thông qua kĩ năng nhỏ như kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cảm thông chia sẽ, kĩ năng tự nhận thức, phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức các vấn đề của cuộc sống. Vì vậy có thể triển khai giáo dục KNS vào các nội dung của môn Ngữ văn mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng môn học.

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)