Nguyên tắc giáo dục KNS trong dạy học văn

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 37 - 40)

Theo tài liệu hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông bao gồm năm nguyên tắc sau : tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian - môi trường giáo dục [8, tr.14, 15]. Dựa vào mục tiêu dạy học ngữ văn kết hợp với dạy KNS, người viết mô tả lại bốn nguyên tắc này trong quá trình dạy học Ngữ văn tại trường THPT như sau:

Tương tác: Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ. Hoạt động

giờ học cần có sự tương tác đa chiều giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa người đọc và người sáng tạo. Để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh, KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu. Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dạy học, tương tác với giáo viên và với nhau trong quá trình giáo dục. Nhiều KNS được hình thành trong quá trình học sinh học tương tác như : kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác. Khi tham gia hoạt động tương tác, học sinh còn thể thể hiện những ý tưởng của mình, lắng nghe chia sẻ của người khác xung quanh mình, đánh giá và xem xét kinh nghiệm sống mà trước đậy mình có cách nhìn nhận khác. Thông qua hoạt động tương tác, giáo viên cũng quan sát, nắm rõ hơn về đặc điểm học sinh từ điều chỉnh cách dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Trải nghiệm: Sự trải nghiệm sẽ giúp cho học sinh mở rộng vốn kiến thức

cũng như có kinh nghiệm trong cuộc sống, đây là con đường để các em hình thành KNS, học sinh có kĩ năng khi các em tự làm việc gì đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực hành để kĩ

năng trở nên thành thục, học sinh có thể giải quyết các vấn đề xung quanh mình, làm chủ bản thân trước các vấn đề xảy ra trong cuộc sống của chính các em. Sự trải nghiệm trong việc học Ngữ văn đó là quá trình chiêm nghiệm sâu sắc giá trị chân - thiện - mĩ qua các tác phẩm văn học, qua việc làm một bài văn. Sự trải nghiệm sẽ cho các em có được cảm xúc thực tế để mỗi bài văn là một cảm xúc thật, tránh sự khiên cưỡng, tránh lối văn máy móc, rập khuôn không phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh. Vì vậy giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình trước người khác.

Tiến trình: Ở mục 1.2.4.3, người viết đã đề cập đến con đường hình thành

KNS cho học sinh là con đường "mưa dầm thấm lâu". Như vậy giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ-thay đổi hành vi - năng lực. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó giáo viên có thể tác động lên bất kì mắt xích nào, có thể thay đổi thái độ dẫn tới thay đổi về nhận thức và hành vi hoặc thay đổi hành vi dẫn tới thay đổi về nhận thức và thái độ.

Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học

thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Đó cũng chính là mục đích của môn ngữ văn bồi dưỡng hình thành năng lực, phẩm chất tốt đẹp của người học. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức và kĩ năng, giữa nhận thức và năng lực người học hướng người học thay đổi lại các giá trị, thái độ hành động của mình. Tuy nhiên đây là một quá trình khó khăn, vì cùng một môi trường học nhưng tâm lý mỗi em học sinh khác nhau và mức độ thay đổi hành vi cũng khác nhau. Chính vì vậy giáo viên phải kiên trì tổ chức các hoạt động để các em hình thành hành vi mới và có thói quen tốt, tạo động lực cho các em điều chỉnh hành vi trước đây.

Môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cho học sinh cần thực hiện mọi lúc

mọi nơi. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho Hs áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống. Giáo dục KNS kết hợp trong dạy văn còn được tổ chức ở các hoạt động ngoài khóa như tổ chức trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, đóng kịch, hoạt động ngoài trời như dã ngoại. . viết

truyện ngắn để các em có thể phát triển tài năng, sự hứng thú qua giờ học. Môi trường lớp học cũng là nơi có thể linh hoạt các phương pháp dạy học như tổ chức thảo luận nhóm, đọc sách, dự án học tập. Giáo viên và học sinh cần tạo không khí học tập thân thiện, tích cực để đạt hiệu quả cao trong học tập.

Tiểu kết chương 1

Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn cho quá trình nghiên cứu đề tài luận văn "kết hợp dạy một số kĩ năng sống trong dạy học văn ở trường THPT" của tác giả. Qua đó tác giả cũng làm rõ những luận điểm mang tính chất khẳng định dạy học Ngữ văn đó cũng chính là quá trình dạy kĩ năng sống theo định hướng phát triển năng lực cho người học theo đặc trưng, mục tiêu của môn học này. Dạy kết hợp một số KNS trong dạy học văn nếu không tuân theo những nguyên tắc chung và vận dụng linh hoạt, tự nhiên các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực sẽ không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy mỗi bước trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sẽ chú trọng về mặt phương pháp thực nghiệm để minh chứng cho tính ứng dụng của đề tài này. Có thể nói luận văn cần được hoàn chỉnh hơn về mặt lí luận, nhưng trong phạm vi có hạn và năng lực cho phép, tác giả đưa ra những cơ sở khái quát, khách quan nhất qua quá trình tìm hiểu của bản thân. Và để làm rõ hơn đề tài này, chương hai sẽ tiếp tục nhiệm vụ của tác giả trong việc vận dụng dạy kết hợp các kĩ năng sống như thế nào trong dạy học văn.

Chương 2. VẬN DỤNG KẾT HỢP DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG

Ở chương này, người viết đề xuất một số KNS có thể được dạy lồng ghép trong môn Ngữ văn dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn được hình thành ở chương một. Từ đó chỉ ra địa chỉ cụ thể trong những bài học Ngữ văn có thể kết hợp dạy những kĩ năng này. Đồng thời người viết đề xuất một số biện pháp dạy học có thể kết hợp dạy KNS trong giờ ngữ văn. Qua đó làm rõ sự tương thích giữa phương pháp nghiên cứu với mục tiêu ban đầu của luận văn này. Đồng thời người viết muốn đưa ra những minh chứng cho tính thực thi của đề tài luận văn. Đó cũng chính là mục tiêu của chương hai.

Một phần của tài liệu kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Trang 37 - 40)