Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng. xảy ra. Tư duy phê phán là một mô hình tư duy và là một tập hợp các cách thức hành động bao gồm: khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích và tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề, khả năng nhìn nhận lại từ một góc độ mới, khả năng quan xem xét vấn đề từ nhiều quan điểm, phương diện để rút ra kết luận có căn cứ hoặc những giải pháp tối ưu, khả năng tự hiệu chỉnh khi cần thiết.
Facionne (1999,2000) cho rằng: các thao tác nhận thức chủ yếu của tư duy phê phán bao gồm: cắt nghĩa, phân tích, đánh giá, suy luận, lí giải, tự hiệu chỉnh. (Dẫn theo tác giả Hoàng Thị Mai) [45, tr.14]. Những thao tác này rất cần thiết cho hoạt động đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Học sinh cần có kĩ năng tư duy phê phán để hình thành năng lực đọc, viết văn. Tư duy phê phán còn giúp cho học sinh học được cách không nói những điều không có chứng cứ từ văn bản cũng như cách sử dụng dẫn chứng từ văn bản để hỗ trợ cho quan điểm, cách cắt nghĩa của mình. Hình thành kĩ năng tư duy phê phán học sinh sẽ có khả năng tiếp nhận văn bản theo quan điểm, cách nhìn nhận của bản thân, có thể phản bác những quan điểm và cách cắt nghĩa của giáo viên và nhà văn. Tư duy phê phán sẽ hình thành tư tưởng học sinh nguyên tắc cơ bản không có gì tồn tại hiển nhiên, mọi nhận định đều phải được kiểm nghiệm bằng chứng cứ cụ thể. Học sinh, vì vậy học được cách đánh giá quá trình tư duy của chính các em và của các học sinh khác cùng nhóm, cùng lớp . Đồng
thời, kĩ năng tư duy phê phán trong môi trường dạy học tương tác sẽ giúp các em tôn trọng ý kiến khác không đồng quan điểm với mình.
Tư duy phê phán và tư duy sáng tạo giúp học sinh cảm thụ văn chương một cách sâu sắc và sáng tạo; ngược lại, đọc văn tạo điều kiện cho tư duy phê phán và tư duy sáng tạo của học sinh phát triển. Dạy học sinh đọc văn, làm văn một cách có phê phán và sáng tạo cũng là một cách hiện thực hóa ý nghĩa của văn chương, rút ngắn khoảng cách giữa văn học nhà trường và đời sống xã hội, đời sống của cá nhân học sinh.