Công tác phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu khoa công nghệ may và thiết kế thời trang trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 56 - 60)

3.3.2.1. Đội ngũ cán bộ giảng viên

Đội ngũ CB-GV là lực lƣợng nòng cốt quyết định chất lƣợng đào tạo và sự thành công của một trƣờng đại học. Trong những năm qua, nhà trƣờng đã rất chú tâm trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi đƣỡng đội ngũ để có thể đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT và phát triển nhà trƣờng.

Năm học 2014-2015, Khoa CN May & TKTT có tổng số cán bộ giảng viên cơ hữu là 34 (30 giảng viên cơ hữu, 01 giáo vụ, 02 GVCN chuyên trách, 01 nhân viên) và 02 Tiến sỹ cố vấn khoa học , trƣờng đã hợp tác với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng với 20 giảng viên nhiều kinh nghiệm là các nhà thiết kế thời trang và các giảng viên ở các trƣờng đại học lớn nhƣ ĐH Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Mỹ Thuật, ĐH Mở Hà Nội...Hầu hết giảng viên trong đơn vị có kinh nghiệm, nhiệt tình, tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao và đa dạng của Khoa và Nhà trƣờng.

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động tại khoa

Chỉ tiêu

Năm 2012- 2013 Năm 2013-2014 Năm 2014-2015

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 6 21.43 7 23.3 7 20.59 Nữ 22 78.57 23 76.67 27 79.41 Tổng 28 100 30 100 34 100 Trình độ Thạc sĩ 22 78.57 25 83.3 30 88.23 Đại học 6 21.43 5 16.7 4 11.77 Tổng 28 100 30 100 34 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

44

Theo bảng 3.1 về cơ cấu lao động Khoa CNM&TKTT ta có thể thấy đội ngũ Cán bộ giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên chiếm gần hơn 88%. Đây là tỷ lệ cao so với các trƣờng có cùng ngành đào tạo khác trong khu vực. Tuy nhiên số lƣợng giảng viên cơ hữu của khoa hiện tại vẫn còn thấp so với số lƣợng sinh viên, giảng viên cơ hữu là tiến sĩ chƣa có do đặc thù ngành nghề, số lƣợng giảng viên đang làm NCS là 03 giáo viên. Số lƣợng CBGV trong nhà trƣờng hàng năm tăng qua các năm, điều này cũng phù hợp với tình hình nhà trƣờng về công tác tuyển sinh. Hiện nay số giảng viên cơ hữu trong khoa là 34 ngƣời. Nhà trƣờng cũng đã có kế hoạch tuyển thêm lực lƣợng cán bộ giảng viên song song với quá trình tuyển sinh của nhà trƣờng để đáp ứng nhu cầu dạy và học để đảm bảo chất lƣợng giáo dục.

3.3.2.2. Công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên

Qua số liệu về cơ cấu lao động trong khoa, có thể thấy đƣợc trong những năm qua về trình độ chuyên môn luôn đƣợc khoa quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, công việc để giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; lực lƣợng giảng viên có học hàm học vị ngày càng tăng theo các năm và qua đó đã đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc

Công tác đào tạo bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ giảng viên đƣợc đặc biệt quan tâm. Bằng nhiều hình thức nhƣ: Đề xuất Lãnh đạo Nhà trƣờng và tạo điều kiện cho CBGV đi học cao học nâng cao trình độ chuyên môn; vào dịp hè bồi dƣỡng kỹ năng thực hành cho giáo viên; đƣa giáo viên đi thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tiếp cận khoa học công nghệ mới, mô hình quản lý sản suất hiệu quả; cử giáo viên tham gia các lớp bồi dƣỡng chuyên môn ngắn hạn, do chuyên gia nƣớc ngoài thực hiện, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm.... Trong sinh hoạt tổ môn các GV thƣờng xuyên trao đổi chuyên môn và nghiệp vụ trong quá trình dạy học

Ngoài ra, nhà trƣờng còn tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ cho tất cả giảng viên. Trong đó khoa CNM&TKTT tham gia các khoa học với tỷ lệ cao. Song song với việc giảng dạy, lực lƣợng giảng viên cần đƣợc đào tạo chuyên sâu về khả năng ngoại ngữ chuyên ngành để đáp ứng đƣợc nhu cầu dạy học trong tình hình hội nhập mới.

45

Qua khảo sát 80 CBGV thu về 60 phiếu hợp lệ khảo sát công tác đào tạo và phát triển của nhà trƣờng thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo và phát triển nhân lực Stt

Khảo sát vê công tác đào tạo

và phát triển nhân lực

Số lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

1 Khoa luôn khuyến khích, động viên cán bộ, giảng viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn

60

100

2 Nội dung các khóa đào tạo cho CB- GV phong phú, phù hợp với nhu cầu

53

88%

3 Đƣợc tạo điều kiện về thời gian, công việc khi tham gia các chƣơng trình đào tạo

60

100

4 Đƣợc hỗ trợ kinh phí khi tham gia các chƣơng trình đào tạo

38

63.3

5 Ứng dụng các kiến thức từ các khóa học vào thực tế

công tác giảng dạy và làm việc 43 71.6

(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi)

60 53 60 38 43 100% 75% 100% 63.3% 71.6% 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

46

Qua số liệu khảo sát tại bảng 3.2 cho thấy, 100% CBGV đồi ý và hoàn toàn đồng ý với nội dung “Nhà trường luôn khuyến khích, động viên CBGV học tập và

nâng cao trình độ”. Điều này cho thấy nhà trƣờng đã rất quan tâm đến việc nâng

cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực trong nhà trƣờng và các CBGV cũng đã nhận thức đƣợc vấn đề đó.

Với nội dung “Được tạo điều kiện về thời gian, công việc khi tham gia các

chương trình đào tạo”, tỷ lệ ngƣời đƣợc hỏi trả lời bình thƣờng trở lên chiếm 80%.

Điều này cho thấy trong thời gian qua nhà trƣờng đã có chính sách, tạo điều kiện về thời gian cho lực lƣợng CBGV đi học.

Đánh giá về chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cho CBGV mà nhà trƣờng đã thực hiện, tỷ lệ ngƣời đƣợc hỏi hoàn toàn đồng ý và đồng ý rằng “Các khóa đào tạo phong phú, phù

hợp với nhu cầu”, là 53 ngƣời chiếm 88%, còn lại 12% là không ý kiến. Nhƣ vậy nội dung

các khóa học đã đáp ứng cơ bản nhu cầu CBGV, tuy nhiên khoa cần đa dạng hơn nữa các nội dung đào tạo.

Với nội dung “Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các chương trình đào tạo”, tỷ lệ đồng ý chiếm 63%, trong khi tỷ lệ bình thƣờng hoặc chƣa đồng ý chiếm 37%. Tỷ lệ nhƣ thế nói lên việc hỗ trợ kinh phí đã đáp ứng nhu cầu mong đợi của CBGV, Tuy vậy, trong thời gian tới khoa cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của CBGV, động viên họ tham gia học tập nhiều hơn, góp phần nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý của nhà trƣờng.

Về nội dung “Ứng dụng các kiến thức từ các khóa học vào thực tế công tác

giảng dạy và làm việc”, tỷ lệ CBGV hài lòng từ mức trung bình trở lên chiếm

71,6%, chứng tỏ việc ứng dụng kiến thức từ học tập vào giảng dạy và công tác của giảng viên đạt mức khá, tuy nhiên tỷ lệ trung lập cũng khá cao với 29,2%. Vì vậy, trong thời gian tới khoa cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên đề, hội thảo ở khoa, tham gia hội thảo với các tổ chức trong hiệp hội Dệt may qua đó giúp CBGV có điều kiện biết hơn về các kiến thức đƣợc học từ các khóa học bên ngoài, từ đó giúp ứng dụng vào công việc đƣợc tốt hơn.

47

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu khoa công nghệ may và thiết kế thời trang trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)