III. SỨ MỆNH CỦA CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TPVC
3. ỨNG DỤNG CNTT THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HỌC GDQP – AN
3.1. Lựa chọn các phần mềm để thiết kế bài giảng
Đổi mới phương pháp giảng dạy có nghĩa là đổi mới con đường dẫn dắt sinh viên đến kiến thức, đòi hỏi phải lựa chọn những trình duyệt tương đối năng động, tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với sinh viên, dễ dàng sử dụng và cập nhật đối với giáo viên, những trình duyệt đó phải tích hợp được nhiều phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy và học tập.
Từ yêu cầu trên, qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn các phần mềm sau:
+ Phần mềm Power Point, có trong bộ Office của Microsoft, để soạn các trình chiếu. + Phần mềm Paint, có trong Windows Microsoft, để chỉnh sửa ảnh, vẽ...
+ Phần mềm Windows Movie Maker, có trong Windows Microsoft, để cắt phim, biên tập phim.
+ Phần mềm Macromedia Flash để thiết kế các file Flash động.
+ Phần mềm ProShow Producer để làm chậm, biên tập một đoạn video clip.
3.2. Xây dựng bài giảng điện tử
a- Các khái niệm cơ bản
+ Học liệu điện tử:Là các tài liệu học tập được số hoá và lưu trữ trên máy tính. + Các loại học liệu điện tử:
- Học liệu điện tử tĩnh: Tranh ảnh, văn bản, các đoạn text, tài liệu tham khảo. - Học liệu điện tửđa phương tiện: Video clip, audio
- Học liệu điện tử tương tác được.
+ Bài giảng điện tử: là tập hợp các học liệu điện tửđược tổ chức theo một kết cấu sư phạm
để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học.
Bài giảng điện tử bắt buộc phải có các học liệu điện tửđa phương tiện đạt tối thiểu từ 20%
b- Quy trình xây dựng bài giảng điện tử :
+ Khâu xây dựng kịch bản
- Xác định mục đích, yêu cầu của từng bài và thống nhất phương pháp giảng dạy của từng bài.
- Xây dựng tổng thểđề cương chi tiết từng bài giảng trong tổng thể chung của chương trình GDQP-AN đến các phần a,b,c...
- Thông qua đề cương bài soạn giáo án điện tử, xác định thời lượng cần thiết phải truyền đạt nội dung, thời lượng tiếp xúc với sinh viên, khối lượng thông tin cần cung cấp.
- Xác định khối lượng cơ sở học liệu cần thiết phục vụ cho các bài như các đoạn phim, ảnh tư liệu, tài liệu cần thiết cho sử dụng.
- Chuẩn bị nội dung: Tập N gồm các tập con N1, N2,....
- Chia nhỏ kiến thức theo kiểu chương trình hoá: Các tập nội dung N1, N2, . . ., Nk và các câu hỏi tương ứng Q1, Q2, . . ., Qk.
- Xây dựng tập hoạt động của thầy và trò: Tập T1, T2, . . ., Tk và S1, S2, . . ., Sk.
+ Khâu chuẩn bị học liệu điện tử
- Toàn văn bài giảng
- Tập học liệu điện tửđa phương tiện tương ứng với kịch bản: Thu thập cơ sở dữ liệu theo thống nhất chung của của bộ môn, nhập và xử lç cơ sở dữ liệu bằng phương tiện kỹ thuật và các chương trình ứng dụng để sử dụng cho chương trình GDQP-AN. Cơ sở dữ liệu được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau, bao gồm từ các tài liệu có từ nguồn gốc từ Viện Bảo tàng lịch sử quân sự, viện bảo tàng Phòng không - không quân, các tập ảnh tư liệu, từ nguồn các tập ảnh lịch sử. Cơ sở dữ liệu được phân loại và xử lý ban đầu bằng máy quét, máy tính và các chương trình xử
lç ảnh, phim đã kể trên. Viết các hoạt ảnh động GIF Animation, tạo hoạt ảnh và xây dựng các file hoạt ảnh. Tạo các file cơ sở dữ liệu để nhập vào các trình duyệt, truy cập Internet tìm kiếm cơ sở dữ liệu phục vụ bài giảng. Chuẩn bị tập bài tập và các câu hỏi kiểm tra.
+ Khâu xây dựng bài giảng điện tử
- Lựa chọn các phần mềm công cụ nhưđã nêu ở trên và cài đặt (nếu cần). - Biên soạn bài giảng, cài đặt các học liệu điện tử theo kịch bản đã có.
+ Các bài giảng điện tử đã được thiết kế và đưa vào giảng dạy: Nghệ thuật quân sự Việt Nam; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Vũ khí huỷ diệt lớn và cách phòng tránh; Từng người trong chiến đấu tiến công.
3.3. Trình giảng thử nghiệm
Các bài giảng được xây dựng cần qua một quá trình giảng thử, dự giờ rút kinh nghiệm của từng bài giảng cụ thể và kịp thời chỉnh sửa, cập nhật nội dung, xây dựng liên kết cho phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nội dung của bài giảng.
Tổ bộ môn rút kinh nghiệm về cơ sở học liệu được sử dụng, tăng cường những thông tin có tính thời sự, những thông tin có tính giáo dục truyền thống và tính cách mạng.
3.4. Kết quả điều tra ở sinh viên
Tổ chức lấy phiếu thăm dò nhận xét của sinh viên đại học K12 được giảng dạy bằng bài giảng điện tử. Kết quả 98/100 phiếu nhất trí với phương pháp giảng dạy bằng phương tiện kỹ
Theo dõi và dự giờ sinh viên cho thấy, sinh viên rất hào hứng theo dõi nội dung bài giảng, mức độ tập trung cao, không xuất hiện tình trạng thiếu nhiệt tình trong học tập.
Kết quả môn học qua thi trắc nghiệm khách quan, chất lượng thi đã thể hiện rất rõ hiệu quả của ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp giảng dạy. Cụ thể:
Giỏi 121sv = 15,2% Khá 327sv = 41,0% Trung bình 320sv = 41,1% Không đạt 31sv = 3,7%
Đặc biệt, trong đợt giảng dạy này, đã có sinh viên đạt điểm giỏi trong HPI, HPIII – những học phần yêu cầu cao ở sinh viên về năng lực khám phá và nhận thức, do liên quan đến các nội dung có nhận thức ở tầm quản lç nhà nước như các bài: Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố Quốc phòng-an ninh, Vũ khí huỷ diệt lớn...
Nói chung, các bài giảng ứng dụng CNTT và sử dụng phương pháp giảng dạy khám phá đã tạo hiệu quả cao trong nhận thức của sinh viên, giáo viên đã thay đổi căn bản phương pháp giảng dạy, từ thuyết trình sang định hướng tư duy, phát triển nhận thức, từ tư duy ấn tượng dẫn đến định hướng khám phá mở rộng kiến thức, tự tìm kiếm câu trả lời thay cho việc trả lời cụ
thể. Đây là kết quả rất quan trọng trong quá trình đào tạo, sinh viên đã trực tiếp cảm nhận những nội dung quan trọng của bài và có nghị lực trình bầy một vấn đề khoa học, bảo vệ tốt ý kiến của mình trước một tập thể.
4. KẾT LUẬN
Với sự phát triển như vũ bão của kỷ nguyên thông tin, việc đối mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT và các phương tiện, thiết bị hiện đại vào môi trường giáo dục Đại học là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay và điều này thực sự góp phần nâng cao chất đào tạo nói chung và môn học GDQP-AN cho học sinh, sinh viên nói riêng.
Ứng dụng CNTT trong môn học GDQP-AN cho sinh viên đại học và cao đẳng đã được Trung tâm Giáo dục Quốc phòng nghiên cứu xây dựng một số bài giảng điện tử nhằm mục đích
đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tư duy và sáng tạo của người học. Đồng thời thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy sinh viên làm trung tâm của quá trình giảng dạy, biến quá trình giảng dạy thành quá trình tìm hiểu, khám phá những nội dung mà bài giảng
đề cập.
Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng điện tử môn học GDQP- AN mang lại là:
Tăng cường đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá người học, giáo viên của Trung tâm GDQP được phổ cập và nâng cao trình độ về CNTT ứng dụng trong soạn giáo án điện tử, giảng dạy;
Nâng cao chất lượng dạy, học môn học GDQP-AN cho HSSV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường, nhất là giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, trách nhiệm của sinh viên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; mở rộng kiến thức về lĩnh vực quốc phòng-an ninh, khoa học kỹ thuật quân sự, chuẩn bị cho sinh viên một số kỹ năng quân sự cần thiết làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD & ĐT (2007). Quyết định số 80, 81/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành chương trình GDQP-AN cho HSSV hệđại học, cao đẳng, THCN.
[2] Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP vềđổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
[3] Giáo trình GDQP-AN (dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng), NXB Giáo dục, 2008.
[4] Nguyễn Ngọc Quang (1986). Lý luận dạy học đại cương, Tập I, Trường Cán bộ
QLGD&ĐT.
[5] Quốc hội (2006), Luật quốc phòng, NXB Chính trị Quốc gia [6] Tài liệu tập huấn giáo viên GDQP, AN, Hà Nội, 2008 [7] Tạp chí Nhà trường quân đội các kỳ