ThS Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 105 - 109)

- Phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi sử dụng PP này để phân tích, tổng hợp và phân loại các đơn vị kiến thức có liên quan đến kỹ năng học tập, quá trình đ ào t ạ o theo

1 ThS Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức

Trong những năm qua, đểđáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu người học và tạo điều kiện thuận lợi cho người học, nhà trường đã đa dạng hoá các hình thức đào tạo: từđào tạo hệ chính qui, vừa làm vừa học, đến việc tổ chức đào tạo liên thông (từ trung cấp hoặc cao đẳng) lên đại học hoặc đào tạo đại học văn bằng hai.

Hằng năm, ngành kế toán tuyển sinh mới bình quân 840 chỉ tiêu đại học và 500 chỉ tiêu cao

đẳng. Bởi vậy, qui mô đào tạo ngành kế toán, của nhà trường tăng nhanh, cụ thể là:

Trong đó Bậc học Tổng Số

Chính quy Liên thông Văn bằng 2 VLVH

Đại học kế toán 2.587 805 134 296 1.352 Cao đẳng kế toán 1.112 963 149

2.1.2. Thực trạng công tác rèn nghề của sinh viên

Trường đại học Hồng Đức xây dựng chương trình đào tạo (đại học, cao đẳng) ngành kế

toán dựa trên cơ sở qui định khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên ở các bậc học được trang bị kiến thức về lý thuyết cơ bản theo yêu cầu của chếđộ kế toán tài chính hiện hành, bố trí thời lượng làm bài tập vận dụng, thời lượng cho thực hành, thực tập, theo chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Cấu trúc chương trình đào tạo bậc Đại học kế toán (125 tín chỉ)

Khối kiến thức giáo dục đại cương (40 tín chỉ)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (85 tín chỉ) Kiến thức khối ngành (18 tín chỉ) Kiến thức ngành (50 tín chỉ) Kiến thức bổ trợ (17 tín chỉ)

Cấu trúc chương trình đào tạo bậc Cao đẳng kế toán ( 105 tín chỉ)

Khối kiến thức giáo dục đại cương (31 tín chỉ) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (74 tín chỉ) Kiến thức khối ngành (17 tín chỉ) Kiến thức ngành (39 tín chỉ) Kiến thức bổ trợ (18 tín chỉ)

Trong đó, tổng số giờ bài tập tình huống và rèn nghề tương ứng là: 520 tiết (30,9%) đối với chương trình đại học và 490 tiết (31,5%) đối với chương trình cao đẳng.

Như vậy, nhìn tổng thể trong chương trình đào tạo ngành kế toán, thời lượng bài tập, thực hành, rèn nghề chiếm tỷ lệ trên 30% thời lượng chương trình. Nội dung của các giờ bài tập, thực hành, rèn nghề là nhằm mục đích rèn luyện, thực hành các tình huống nghiệp vụ kế toán, các kỹ năng xử lý và cách ghi sổ kế toán dưới dạng thủ công và dưới dạng áp dụng phần mềm kế toán ở học phần kế toán máy.

Trong quá trình đào tạo, hàng năm nhà trường đều tiến hành khảo sát chất lượng đào tạo của sinh viên tốt nghiệp, phối hợp với các nhà tuyển dụng để nắm bắt được yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, nắm bắt được những hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp, trên cơ sởđó đểđiều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Qua điều tra, khảo sát thông qua phiếu hỏi đối với sinh viên cuối khóa của khoa Kinh tế

– Quản trị kinh doanh, kết quả thu được như sau:

- Về thời gian dành cho thực hành kế toán: 5,9 % sinh viên được khảo sát trả lời là nhiều, 51,8 % sinh viên trả lời là bình thường và 42,3 % sinh viên trả lời: Ít.

- Về kỹ năng thực hành kế toán:

Về vận dụng phương pháp kế toán trong việc thu nhận thông tin: 75,8 % sinh viên được khảo sát trả lời biết vận dụng; 24,2 % sinh viên trả lời vận dụng thành thạo;

Về vận dụng phương pháp kế toán trong việc hệ thống hóa thông tin: 51,4% sinh viên

được khảo sát trả lời biết ghi sổ kế toán ở một số hình thức sổ và 48,6 % sinh viên trả lời ghi sổ

kế toán chưa tốt;

Về vận dụng phương pháp kế toán trong việc cung cấp thông tin: 47,2% sinh viên được khảo sát trả lời biết lập báo cáo kế toán; 52,8 sinh viên trả lời lập kế toán chưa tốt.

- Thực hành thực tập trên hệ thống chứng từ “ sống” của cơ quan, đơn vị: 32,6 % sinh viên được khảo sát trả lời là cần thiết; 67,4% sinh viên trả lời là rất cần thiết.

- Vềđề xuất xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cho rèn nghề của sinh viên ngành kế toán: 100% sinh viên được khảo sát trả lời cần xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ rèn nghề cho sinh viên.

- Về việc tham gia tham gia chương trình thực hành nghiệp vụ tại phòng thực hành(nếu có): 100 % sinh viên được khảo sát trả lời luôn sẵn sàng tham gia.

Qua kết quả khảo sát trên, ta thấy một thực tế là kỹ năng thao tác một số nghiệp vụ kế

toán của sinh viên còn hạn chế, chẳng hạn như việc lập chứng từ kế toán theo quy định, ghi sổ

kế toán và đặc biệt là việc lập các báo cáo kế toán. Một thực tế nữa là, nếu sinh viên không được tiếp xúc với cơ sở dữ liệu là những bộ chứng từ “ Sống”, là những sổ kế toán của một cơ quan,

đơn vị nào đó thì sẽ hạn chế khả năng thích ứng, hạn chế trong việc sáng tạo, xử lý các tình huống trong thực tế, dẫn đến hiệu quả công tác không cao. Bởi vậy, sinh viên đều có nguyện vọng mong muốn được rèn nghề kế toán ở phòng thực hành với cơ sở dữ liệu là những bộ

chứng từ “ Sống”, là những sổ kế toán của cơ quan, đơn vịđể có thể rút ngắn thời gian tập việc, chủđộng trong việc thực hành, rèn nghề, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nguyên nhân của các hạn chế kỹ năng thao tác một số nghiệp vụ kế toán của sinh viên là do hệ thống bài tập tình huống trong thực hành chưa theo kịp với thực tế, chưa tiếp cận được với số liệu thực tế tại các cơ sở

thực tập, chưa tiếp cận với các tình huống có thể có trong quá trình sản xuất, do các cơ sở thực hành, thực tập không cung cấp, cho nên nhiều sinh viên khi học tại trường chưa được rèn luyện nhiều các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Song song với việc khảo sát, điều tra thông tin đối với sinh viên cuối khóa, chúng tôi đã tiến hành thăm dò chất lượng đào tạo của sinh viên tốt nghiệp tại trường thông qua các cơ quan, doanh nghiệp có tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của khoa Kinh tế – QTKD, trường Đại học Hồng Đức.

Kết quả cụ thể như sau: Về trình độ chuyên môn: 80% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu và 20% sinh viên chậm đáp ứng yêu cầu; Về kỹ năng xử lý thông tin; ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán có tới trên 50% sinh viên tốt nghiệp sau 6 tháng đến 1 năm mới tiếp cận và thực hiện thành thạo.

Từ thực tế trên, chúng ta thấy rằng, việc xây dựng phòng thực hành nghiệp vụđể cho sinh viên thực hành, rèn nghề là việc cấp thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán của trường Đại học Hồng Đức.

2.2. Một số đề xuất xây dựng phòng thực hành nghiệp vụ kế toán

Sinh viên thực hành ở phòng thực hành nghiệp vụ kế toán có điều kiện thực hành nghiệp vụ và xử lý tình huống, đáp ứng được nhu cầu học tập mà không mất nhiều thời gian để xuống tại các doanh nghiệp. Phòng thực hành nghiệp vụ kế toán có thể phục vụ nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho nhân viên kế toán của các doanh nghiệp. Việc xây dựng phòng thực hành nghiệp vụ cần có lộ trình theo từng giai đoạn, chúng tôi đề xuất các giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phòng nghiệp vụ kế toán:

- Thu thập chứng từ kế toán “sống” của 3 doanh nghiệp, trong thời gian một năm tài chính (Năm 2009 hoặc năm 2010).

- Xây dựng chu trình luân chuyển của các loại chứng từ liên quan đến phần hành kế

toán Vốn bằng tiền; kế toán mua hàng; kế toán tài sản cốđịnh; kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; kế toán bán hàng và xác định kết quả.

- Quy trình xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo quy định hiện hành; Quy trình hướng dẫn lập báo cáo tài chính: Bảng Cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- In ấn các loại chứng từ phục vụ cho học tập và thực hành: Chứng từ về tiền tệ; chứng từ về lao động tiền lương; chứng từ về tài sản cốđịnh….; In ấn bộ sổ kế toán của các hình thức sổ: Hình thức Nhật ký – sổ cái; hình thức Nhật ký chung; hình thức Chứng từ ghi sổ; In ấn mẫu biểu các loại báo cáo tài chính.

Giai đoạn 2: Triển khai xây dựng phòng kế toán mô hình tương tự như bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi đưa vào sử dụng mô hình, sinh viên có thể thiết kế bộ máy kế toán, thiết kế hình thức sổ kế toán phù hợp, thực hiện quy trình xử lý, phân tích ghi sổ trên bộ sổ chuẩn và lập các báo cáo tài chính theo quy định, cụ thể:

- Đầu tư trang bị máy chiếu đa năng; bàn ghế, tủđựng tài liệu, máy tính cá nhân, văn phòng phẩm, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, tài chính; máy vi tính… cho các bộ phận liên quan của phòng kế toán mô hình như: bộ phận kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; bộ

phận kế toán tiền lương; kế toán tài sản cốđịnh…

- Phòng thực hành với số lượng bàn ghế và trang thiết bị khác đủđể bố trí mỗi một bộ

phận 1 nhóm (từ 2 – 3 sinh viên) thao tác nghiệp vụ, khoảng 9 đến 10 nhóm thực hành.

Giai đoạn 3: Lồng ghép cài đặt một số các phần mềm kế toán, phần mềm kê khai thuếđể sinh viên kết hợp sử dụng thực hành phần mềm trong công tác kế toán và kê khai.

Đầu tư mua sắm trang thiết bị: máy vi tính, phần mềm kế toán áp dụng cho doanh nghiệp, cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trên cơ sở bộ chứng từ hoá đơn đã thu thập được ở

giai đoạn 1, tiến hành cho sinh viên khai báo số liệu, in các sổ kế toán, các báo cáo liên quan ở các hình thức sổ.

3. KẾT LUẬN

Thực trạng công tác rèn nghề và thực hành nghề nghiệp đối với sinh viên ngành kế toán còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đáng kểđến việc tìm kiếm việc làm cũng như khả năng đáp ứng

với yêu cầu công việc khi tốt nghiệp ra trường. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng phòng thực hành nghiệp vụ kế toán để cho sinh viên được rèn nghề và thực hành nghề nghiệp và đề xuất xây dựng phòng thực hành nghiệp vụ kế toán qua 3 giai đoạn để tạo môi trường và điều kiện tốt công tác rèn nghề của sinh viên. /.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ tài chính (2006), quyết định 48/ 2006 – BTC, Hệ thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán.

[2] Công ty ACMAN (2009), Phòng kế toán ảo

[3] Đoàn Anh Tuấn (2008), Giải pháp dạy học mô phỏng áp dụng trong đào tạo ngành kế toán

[4] Học viện Tài chính (2008), Bài tập thực hành.

[5] Trường đại học Hồng Đức (2009), Chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng theo HTTC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)