III. SỨ MỆNH CỦA CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TPVC
TỔ CHỨC MỘT GIỜ THẢO LUẬN CHO SINH VIÊN KHI DẠY CÁC HỌC PHẦN VĂN HỌC SỬỞĐẠI HỌC
Hoàng Thị Mai1
TÓM TẮT
Tăng cường giờ thảo luận là biện pháp khắc phục những yếu kém về khả năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình của sinh viên các ngành Ngữ văn hiện nay. Tuy nhiên, vốn mang nặng truyền thống dạy học thiên về thuyết trình - tiếp thu, vì vậy, dù các trường đã thực hiện đào tạo theo phương thức tín chỉ, nhưng nhìn chung việc tổ chức dạy học các giờ thực hành thảo luận về Văn học sử vẫn còn nhiều lúng túng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đề xuất một số nguyên tắc tổ chức và cách thức tạo dựng câu hỏi, tình huống có vấn đề cho SV thảo luận khi dạy các học phần Văn học sửởđại học theo hướng phát triển các năng lực tư duy bậc cao của sinh viên.
Keywords: Tổ chức, thảo luận, văn học Sử
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng cường giờ thảo luận, tranh luận là biện pháp cấp thiết nhằm khắc phục những yếu kém, thiếu hụt về khả năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình của sinh viên (SV) thuộc các chuyên ngành Ngữ văn hiện nay. Từ năm học 2007-2008, các trường đại học Việt Nam đã thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ. Đối với các học phần Văn học sử (Lịch sử văn học), thay vì những giờ thuần lí thuyết, theo học chế tín chỉ, các giờ
thảo luận, thực hành, bài tập phải chiếm một thời lượng đáng kể. Tuy nhiên, vốn mang nặng truyền thống dạy học thiên về thuyết trình - tiếp thu, các giờ thực hành thảo luận về Văn học sử
nhìn chung vẫn còn nhiều lúng túng. Trong khi lí luận vềđổi mới phương pháp dạy học Ngữ
văn ở nhà trường phổ thông đã đạt được khá nhiều thành tựu thì việc nghiên cứu lí luận vềđổi mới phương pháp dạy học Văn ởđại học hầu như còn bỏ ngỏ. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết hệ thống hoá, đề xuất một số nguyên tắc tổ chức và biện pháp tạo dựng câu hỏi, tình huống có vấn đề cho SV thảo luận khi dạy các học phần Văn học sửởđại học theo hướng phát triển các năng lực tư duy bậc cao của SV.