- Phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi sử dụng PP này để phân tích, tổng hợp và phân loại các đơn vị kiến thức có liên quan đến kỹ năng học tập, quá trình đ ào t ạ o theo
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH THANH HÓA – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Thị Hồng Điệp1
TÓM TẮT
Trong năm 5 năm 2006 - 2010 theo dự thảo báo cáo chính trị trình ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thanh Hóa đã tạo được việc làm cho 254.000 lao động, trong đó có 47.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong kế hoạch 5 năm tiếp theo, Thanh Hóa đặt mục tiêu hàng năm đưa khoảng 10.000 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chúng tôi đề xuất một số giải pháp: Mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sởđào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề phục vụ cho lao động xuất khẩu nói riêng; Tổ chức đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh...
Từ khoá: Lao động, Xuất khẩu
1.MỞ ĐẦU
Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu (tỷ trọng GDP của ngành nông lâm nghiệp chiếm khoảng 33,3% tổng GDP của tỉnh, trong khi cả nước tỷ lệ
này là 20 %). Đểđẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thanh Hóa cần phải tạo việc làm cho người lao động nói chung, đặc biệt lao động nông nghiệp nông thôn khi diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần. Một trong những giải pháp được xác định là có hiệu quả và tính khả thi cao là xuất khẩu lao động.
Bộ Lao động - Thương binh xã hội đã có đề án xuất khẩu lao động và chuyên gia 2000 - 2001 và giải pháp thực hiện đến năm 2005. Đề án đề cập thực trạng lao động xuất khẩu toàn quốc và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc tăng số lượng cũng như chất lượng lao
động xuất khẩu nói chung. Phòng xuất khẩu, Sở Lao động - Thương binh xã hội đã có đề án về
vấn đề xuất khẩu lao động, nhưng đề án chỉđề cập đến thực trạng về quy mô lao động xuất khẩu và đưa ra phương hướng, giải pháp tăng lượng lao động xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài trong thời gian tới. Luận án tiến sỹ "Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010" của tác giả Bùi Sỹ Lợi đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực của Thanh Hoá và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động của tỉnh Thanh Hoá.
Lao động xuất khẩu của Thanh Hoá trong thời gian qua đã tăng đáng kể cả về quy mô và chất lượng. Song, chất lượng lao động vẫn đang còn thấp và chủ yếu là lao động giản đơn. Mặc dù các chủ thể cung cấp lao động đã có chương trình đào tạo cho người lao động trước khi xuất khẩu sang các thị trường, song chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn nên chất lượng lao
động không cao. Vì vậy, chất lượng lao động đang còn là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết nhằm ổn định, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu lao động.