NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 94 - 99)

- Phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi sử dụng PP này để phân tích, tổng hợp và phân loại các đơn vị kiến thức có liên quan đến kỹ năng học tập, quá trình đ ào t ạ o theo

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chuyên gia để thảo luận đánh giá kết quả xuất khẩu lao động và thảo luận cho ý kiến về các giải pháp.

- Phương pháp thống kê mô tảđể phân tích, đánh giá vấn đề trên nền tảng các số liệu thống kê thực trạng về lao động xuất khẩu

- Phương pháp phân tích, dự báo để dự báo nhu cầu lao động xuất khẩu các năm tới.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của Thanh Hóa

Thực hiện Nghị quyết 05/NQ - TU ngày 26/3/2003 của Tỉnh uỷ Thanh Hoá và Quyết

định 1012/QĐ - CT ngày 28/3/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về xuất khẩu lao động và chuyên gia giai đoạn 2003 - 2005 và định hướng đến năm 2010. Ban chỉđạo xuất khẩu lao

động và chuyên gia Tỉnh đã triển khai, hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 05/NQ - TU và đề

án xuất khẩu lao động và chuyên gia của UBND tỉnh. Cùng với sự nỗ lực của Ban chỉđạo xuất khẩu lao động các cấp (từ cấp Tỉnh đến cấp Huyện, Thành phố, xã, phường) và sự phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các địa phương trong tỉnh đã tập trung tuyển chọn,

đào tạo, đưa lao động của tỉnh đi làm việc tại nhiều nước, nhưĐài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông, ...Xuất khẩu lao động được coi như "chìa khoá" xoá đói, giảm nghèo, số tiền người lao động ở nước ngoài gửi về nước hàng năm trên 45 triệu USD. Mức thu nhập trung bình của người lao động đang làm việc tại thị trường Hàn Quốc từ 14 - 16 triệu đồng/tháng; tại thị

trường Malaysia từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng; Nhật Bản từ 14 - 16 triệu đồng/tháng, tại thị trường Dubai từ 8 - 9 triệu đồng/tháng... Khoản ngoại tệ do người lao động gửi về đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đóng góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện Yên Định là một trong số những huyện đi đầu trong hoạt động lao động xuất khẩu, đã làm tốt công tác xuất khẩu lao động, hầu hết các xã, thị trấn đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hà, thôn Thành Phú, xã Định Tường có con trai đi lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc từ năm 2006, do chăm chỉ làm ăn, tiết kiệm, lao động đã gửi tiền về cho gia đình trả hết nợ ngân hàng, gia đình mua được ô tô tải vận chuyển hàng hoá, mở cửa hàng buôn bán phụ tùng, sửa chữa xe máy, giải quyết được việc làm cho 4 lao động trong gia đình.

Không chỉ ở khu vực nông thôn, mà kể cả thành phố thì đi lao động xuất khẩu cũng

được coi là một trong những con đường đổi đời của nhiều gia đình. Gia đình anh Nguyễn Văn Chung, đường Phan Bội Châu, phường Ba Đình, TP. Thanh Hoá cho biết: anh đã đi xuất khẩu lao động từ năm 2003 - 2008 tại Hàn Quốc làm công nhân lắp ráp điện tử, hàng tháng chịu khó làm thêm giờ và tiết kiệm anh có thể gửi về cho vợ mỗi tháng là 1200 USD, với số tiền đó chịở

nhà có thể trang trải nợ nần và đầu tưđể mở một cửa hàng kinh doanh.

Biểu 1: Số lượng lao động xuất khẩu của Thanh Hóa (năm 2003 – năm 2009)

Đơn vị tính: Người

Năm Malaysia Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản Trung

Đông Các nước khác Tổng 2003 2.396 1.239 140 15 0 269 4.059 2004 3.047 1.147 150 25 0 220 4.589 2005 2.155 850 415 35 0 465 3.920 2006 4.125 725 525 55 1.832 918 8.180 2007 4.320 980 450 67 2.150 743 8.710 2008 2.128 1.627 575 85 1.950 3.114 9.479 2009 495 1.927 518 127 1.943 3.029 8.039 Tổng 18.666 8.495 2.773 409 7.875 8.758 46.976

(Nguồn: Phòng lao động. Sở lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hoá)

Số lượng lao động xuất khẩu của tỉnh chủ yếu tập trung vào thị trường lao động có yêu cầu thấp về trình độ, như Malaysia – chiếm 39,7% và Đài Loan – chiếm 18,1% tổng số lao động xuất khẩu, số lao động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là thấp nhất (409 người trong tổng số 46.976 tổng số lao động xuất khẩu, chiếm 0,87%). Thị trường Nhật Bản được coi là một thị

trường “khó tính” yêu cầu lao động xuất khẩu phải có chất lượng.

Chất lượng lao động xuất khẩu được xác định qua nhiều tiêu thức: Trình độ văn hóa, sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, hiểu biết pháp luật,… Chất lượng lao động xuất khẩu của Thanh Hóa còn ở mức thấp. Về trình độ văn hóa, tỷ lệ lao động có nhu cầu đi xuất khẩu tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 71,5% trong tổng số lao động có nhu cầu đi xuất khẩu, còn lại là 28,5% tốt nghiệp THCS (năm 2007). Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông có xu hướng gia tăng ở những năm 2008 và 2009. Về trình độ chuyên môn, lao động qua đào tạo chiếm 65%, tỷ lệđào tạo ở bậc cao đẳng, đại học ở mức thấp (0,5 – 0,8% tổng số

lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động), công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao (34,5 – 35,7% tổng số lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, năm 2007 - 2009). Về trình độ ngoại ngữ

(ngoại ngữ của nước sở tại) hầu hết lao động còn hạn chế, chưa tốt nghiệp qua lớp đào tạo ngoại ngữ chính thống nào, chủ yếu ngoại ngữđào tạo ngắn hạn, từ 3 đến 6 tháng trước khi xuất khẩu. Sự hạn chế về ngôn ngữ, trình độ văn hoá, chuyên môn thấp đặc biệt ý thức kỷ luật kém cộng với hiểu biết về pháp luật hạn chế nên dẫn đến lao động xuất khẩu bỏ trốn tại nơi ký hợp đồng lao động, hay về nước trước thời hạn do bị sa thải, hiện tượng này trong các năm vừa qua vẫn xảy ra.

Nhìn chung, công tác xuất khẩu lao động của Tỉnh Thanh Hoá thời gian qua đã đạt

được nhiều thành tựu đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Song thực tế cho thấy việc nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu vẫn còn nhiều điều phải bàn trong thời gian tới.

- Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ngoài vấn đềđào tạo về chuyên môn, còn gặp hạn chế về vấn đề ngoại ngữ. Người lao động chỉđược đào tạo ngoại ngữ khi có nhu cầu đi lao động xuất khẩu (đào tạo trong một thời gian ngắn từ 3 – 6 tháng)

- Đào tạo nghề cho người lao động chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Người lao động của ta có tiếng là thông minh, cần cù, chịu khó tuy nhiên vấn đề thực tế, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của lao động còn nhiều hạn chế.

- Sự hiểu biết của lao động xuất khẩu về pháp luật và văn hoá của nước đến làm việc còn nhiều hạn chế. Dẫn đến người lao động khi đi sang nước bạn dễ bị vi phạm pháp luật, bỏ

trốn không tuân theo hợp đồng,...

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động ở một sốđịa phương chưa thường xuyên, liên tục. - Tổ chức đào tạo nghề và giáo dục định hướng lao động của doanh nghiệp không tốt dẫn đến lao động ra nước ngoài phải về nước do tay nghề thấp, ý thức tổ chức kỷ luật kém; tuyển lao động với số lượng lớn song do chỉ tiêu xuất cảnh ít, lao động phải chờ lâu không xuất cảnh được, gây lãng phí và tâm lý chán nản cho người lao động; việc thực hiện cam kết bồi hoàn cho người lao động chưa thoảđáng...

2.2.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Thanh Hóa trong thời gian tới

Đểđạt mục tiêu của tỉnh, mỗi năm đưa khoảng 10.000 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

2.2.2.1. Mở rộng quy mô đào tạo nghề

Trong khi chưa thể bỏ qua việc tuyển chọn một bộ phận lao động chưa có nghề, hoặc trình độ nghề thấp đểđáp ứng yêu cầu "thị trường cấp thấp", nguyện vọng của người lao động và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cần dồn sức, đầu tư chuẩn bị tốt nguồn lao động có nghề và trình độ nghề cao. Tăng cường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các trường đào tạo nghề, mở rộng quy mô đào tạo là tạo điều kiện cho lao động nông thôn, lao động chưa qua đào tạo có điều kiện học tập. Đặc biệt cần quan tâm đến những đối tượng có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, công tác tuyên truyền phải phân tích rõ cho lao động có nhu cầu xuất khẩu thấy: Lao động có trình độ tay nghề cao sẽ có nhiều cơđể có việc làm tốt, có thu nhập cao khi đi xuất khẩu so với lao động không qua đào tạo. Hình thành các trường nghề

có quy mô, có trang thiết bị hiện đại tại các địa phương (các huyện) để lao động nông thôn có thể tham gia học tập.

2.2.2.2. Nâng cao chất lượng các cơ sởđào tạo nghề

Cùng với việc mở rộng quy mô, phải hết sức coi trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng trường lớp chất lượng cao. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần quan tâm đến những khía cạnh sau:

- Cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Ngoài việc giáo viên phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đạt mức chuẩn hoá, phấn đấu tỷ lệ cán bộ giáo viên các trường nghềđạt chuẩn 100%. Giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, chú ý đến kỹ năng thực hành. Mặt khác, cần tạo điều kiện cho giáo viên đào tạo nghề có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tiếp cận với thực tiễn sản xuất của các nước có nhu cầu lao động của Việt Nam.

- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Hiện nay, các trường đào tạo nghềđã quan tâm đầu tư cho phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thiết bị dạy học,... tuy nhiên vẫn còn thiếu và yếu. Đối với xuất khẩu lao động có trình độ, tay nghề kỹ thuật khâu tuyển dụng đối tác kiểm

tra tính thực tiễn rất khắt khe vì vậy cần đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để người học có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành. Đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị hiện đại đòi hỏi kinh phí lớn vì vậy cần có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự phối hợp của địa phương, của công ty làm công tác cung ứng lao động và sựđóng góp của người học.

2.2.2.3. Phối hợp giữa cơ sởđào tạo nghề và doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Cần có sự gắn kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cơ sởđào tạo nghề, đào tạo sát yêu cầu, trình độ mà đối tác nước ngoài đòi hỏi. Các tổ chức đào tạo lựa chọn, tuyển sinh và

đào tạo những người có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài đạt với yêu cầu của hợp đồng cung ứng lao động. Các cơ sởđào tạo sẽđào tạo theo hình thức: đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ.... Trước mắt, nên chọn ra những trường nghề có đủ khả

năng để chỉđịnh thầu, đào tạo các ngành nghề phù hợp. Mặt khác, nhu cầu tuyển dụng lao động xuất khẩu hiện nay với nhiều ngành nghềđa dạng đây cũng là điểm khó cho doanh nghiệp làm công tác cung ứng. Nếu như các doanh nghiệp chỉ " ăn đong" thì khó có thể tìm ra những lao

động có tay nghề trong những ngành không phổ biến. Với những lĩnh vực như vậy cần có đơn đặt hàng từ các nhà cung ứng với cơ sởđào tạo nghề.

2.2.2.4. Đào tạo ngoại ngữ

Ngoài kỹ năng nghề nghiệp, lao động khi có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài cần có vốn ngoại ngữ nhất định. Với thời gian học ngoại ngữ như hiện nay (3-6 tháng), khả năng ngoại ngữ của người lao động sẽ rất hạn chế. Vì vậy, các đơn vịđào tạo nghề cần lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề, cung cấp vốn từ vựng sát với công việc người lao động sẽđảm nhận.

2.2.2.5. Tổ chức tốt việc giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh

Thị trường tuyển dụng lao động Việt Nam mở rộng tạo nhiều cơ hội cho lao động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Song vấn đề "ngại" nhất của ta hiện nay khi gõ cửa các thị trường này không phải chỉ vì hạn chế về kỹ năng nghề mà còn do ý thức, kỷ luật lao động kém. Do đó cần làm tốt công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh. Trước hết, cần cụ thể hoá và chuẩn hoá những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam; Luật pháp, đất nước con người, phong tục tập quán nước sở tại; Quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng; Nội dung hợp đồng; Nội quy nơi làm việc, quy định về vệ sinh an toàn lao động.... Bên cạnh đó cần có một thời lượng nhất định để trang bị

cho người lao động nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của họ khi làm việc ở nước ngoài: họ là ai, vì sao họđi làm việc ở nước ngoài, nhờđâu họđược đi làm việc ở nước ngoài, họ cần làm gì và không nên, không được làm gì, với tư cách là một công dân Việt Nam, một "nhà ngoại giao nhân dân" họ cần làm gì, ứng xử thế nào để giữ uy tín và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc trước bạn bè quốc tế.

2.2.2.6. Đối với bản thân người lao động

Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu không phải chỉ là nhiệm vụ của nhà cung ứng, của cơ sở đào tạo nghề, của nhà nước mà còn phụ thuộc vào chính người lao động. Người lao

động có trình độ chuyên môn thấp sẽ có mức thu nhập thấp, điều này cần chính những người lao

động phải nhận thức được. Bản thân muốn có thu nhập cao cần tự nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Khi sang nước bạn không thể các nhà cung ứng, các ban chỉ đạo xuất khẩu lao

động đi theo để làm "bảo mẫu" mà mỗi người luôn ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trên đất nước đến lao động để xứng đáng là người Việt Nam. Vốn ngôn ngữ có thể thiếu nhưng người lao động vẫn có thể tự khắc phục, tự nâng cao bằng con đường tự học.

3. KẾT LUẬN

Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, có nguồn nhân lực dồi dào vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng khó khăn hơn. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động là một biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động được coi là hiệu quả hiện nay. Trên cơ sở số liệu về dân số

và lực lượng lao động trong độ tuổi của Thanh Hoá có thể dự báo về quy mô lao động xuất khẩu trong những năm tới như sau: Sử dụng mô hình hồi quy số lượng lao động xuất khẩu theo dân số trong độ tuổi lao động từ năm 2000 đến nay của Thanh Hoá ta có phương trình dự báo như

sau:

X Yˆ=−24.360+0,013868

Trong đó Y: số lượng lao động xuất khẩu mỗi năm X: dân số trong độ tuổi lao động mỗi năm

Với độ tin cậy 1- α = 95%. Ta có thể có số liệu dự báo ghi ở bảng sau:

Biểu 2: Kết quả dự báo số lượng lao động xuất khẩu đến năm 2015 theo mô hình

Năm Lượng lao động xuất khẩu (người)

2010 10.000 2011 10.627 2011 10.627 2012 10.914 2013 11.201 2014 11.487 2015 12.074 Với tiềm năng như trên, để thực hiện thành công mục tiêu về hoạt động xuất khẩu lao

động của tỉnh đề ra, cần nâng cao chất lượng lao động nói chung và lao động có nhu cầu xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)