III. SỨ MỆNH CỦA CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TPVC
ỨNG DỤNG CNTT VÀO VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Nguyễn Ngọc Quy1
ABSTRACT
Bài viết về sự cần thiết và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQP-AN) ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thanh Hoá, Trường Đại học Hồng Đức.
Trong bài viết, tác giảđã đề cập thực trạng về phương pháp dạy môn GDQP-AN, chất lượng giảng dạy từđó nêu ra sự cần thiết phải áp dụng CNTT đểđổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn học. Tác giảđã đề cập quy trình xây dựng bài giảng điện tử, các phần mềm sử dụng để xây dựng bài giảng điện tử và điều tra đối chứng về hiệu quả của việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn học GDQP-AN.
Từ khoá: Công nghệ Thông tin, thiết kế bài giảng, giáo dục quốc phòng an ninh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật quốc phòng năm 2005 quy định: “GDQP-AN là môn học chính khoá trong nhà trường từ trung học phổ thông trở lên”, nhằm giúp sinh viên thực hiện được mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc‹. GDQP-AN là một trong những nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường, góp phần rèn luyện, hình thành nhân cách người cán bộ trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường. Chương trình môn họcgồm các học phần bắt buộc sinh viên tất cả các ngành đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng phải tích luỹ.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình môn học GDQP-AN và đối tượng của môn học, nhằm kích thích, lôi cuốn sự ham học, ham hiểu biết thì việc đưa công nghệ hiện đại vào dạy, học GDQP-AN trở thành một yêu cầu bức thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào dạy, học môn học GDQP-AN ở Trung tâm GDQP Thanh Hoá, Trường Đại học Hồng Đức hiện nay vẫn còn những hạn chế, đó là: số giảng viên sử
dụng giáo án điện tử trong giảng dạy không nhiều, chưa tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đa số giảng viên vẫn thực hiện dạy theo phương pháp truyền thống, phương pháp thuyết trình là chủ yếu, dạy chay, đặc biệt với các học phần đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh. Vì vậy chất lượng môn học còn hạn chế.
Bởi vậy, để nâng cao chất lượng dạy học, cần thiết phải ứng dụng CNTT vào dạy học môn học GDQP-AN, một môn học có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực. Việc ứng dựng CNTT một mặt sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đồng thời với bài giảng
điện tử giáo viên có thểđưa vào đó các học liệu minh hoạ như âm thanh, video clip, hình ảnh... làm cho bài giảng sinh động và từ kênh nghe, nhìn này giúp HSSV khắc sâu kiến thức.
2. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC GDQP – AN Ở TRUNG TÂM
GDQP THANH HOÁ
2.1. Đặc điểm môn học
Môn học GDQP-AN là môn học có thời lượng lớn theo quy định của Bộ GD& ĐT, đối với sinh viên đại học là 165 tiết (11 đơn vị học trình); đối với sinh viên cao đẳng là 130 tiết (9
đơn vị học trình).
Khối lượng kiến thức bao hàm nhiều lĩnh vực về Lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ
nước và dựng nước của dân tộc, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong củng cố Quốc phòng-an ninh và phát triển Kinh tế-Xã hội, tình hình Chính trị, Quân sự
trong nước và trên thế giới; các văn bản pháp qui về công tác quân sự địa phương; kiến thức quân sự phổ thông.
2.2. Phương pháp dạy học môn GDQP-AN ở Trung tâm GDQP Thanh Hoá
Hiện nay, môn học GDQP-AN đang thực hiện giảng dạy chủ yếu bằng phương pháp truyền thống các bài giảng lç luận chính trị; kết hợp tranh ảnh và học cụ trong giảng dạy các bài kỹ thuật quân sự và thao luyện, thực hành mẫu đối với các bài giảng kỹ thuật và chiến thuật. Do khối lượng và phạm vi kiến thức rộng, cho nên sinh viên tiếp thu bài giảng về lý luận chính trị
chủ yếu chỉ giới hạn trong nội dung được truyền đạt trên lớp và trong Giáo trình, ít cập nhật
được các tư liệu mới vào bài giảng; không minh hoạđược bằng thực tế sinh động. Các bài giảng về truyền thống lịch sử khó thực hiện được việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, sinh viên không tiếp cận được các kinh nghiệm lớn mang tính lịch sử về nội dung giữ nước và dựng nước của dân tộc ta do bị giới hạn về thời lượng và thiếu tài liệu để tựđọc, tự nghiên cứu. Các bài giảng về khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự, sinh viên chỉ tiếp cận được những thông tin giáo viên truyền đạt, hiệu quả không cao do bị giới hạn bởi thời lượng bài giảng và không có tính trực quan. Do trang bị học cụ và thời gian huấn luyện của môn học không tương đương với các
đơn vị quân đội, các bài giảng kỹ chiến thuật gần như mang tính giới thiệu, sinh viên không cụ
thể hoá được nội dung. Giáo viên rất khó khăn trong việc giới thiệu cho sinh viên nắm được về
các loại trang bị và nguyên lç hoạt động của nó, nguồn gốc và các vũ khí hiện đại có tính năng tương đương. Vì vậy, niềm say mê học tập và tự nghiên cứu tìm hiểu của sinh viên giảm sút. Một bộ phận sinh viên coi môn học chỉ là nghĩa vụ, thi qua là được, dẫn đến tâm lç thiếu nhiệt tình trong học tập, sinh viên không nắm bắt được các nội dung của chương trình, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo toàn diện. Kết quả môn học nhìn chung không cao: Loại Khá, giỏi: 15,9%, Trung bình: 70%, Yếu: 14,1%.
Để góp phần khắc phục những tồn tại trên, việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDQP-AN bằng áp dụng CNTT là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ hiện đại, mở rộng kiến thức và thúc đẩy quá trình tự
học tự nghiên cứu. Hiện nay, nhiều trường, trung tâm GDQP sinh viên đã áp dụng CNTT vào giảng dạy môn học GDQP-AN, các bài giảng cơ bản được soạn và trình chiếu bằng phần mềm Power Point, phương pháp này cho phép thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trong giảng dạy có thể minh hoạ thêm bằng hình ảnh động, các đoạn phim, ảnh tư liệu. Tuy nhiên, đa số các bài giảng điện tử này thường được thiết kếở dạng phim, do đó khi giảng dạy, giáo viên có phần bịđộng và không thể thay đổi hay cập nhật kiến thức vào các bài giảng được bằng kiến thức CNTT phổ thông.
Những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức, Trung tâm GDQP đã tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với môn học, tích cực cập nhật thông tin, nghiên cứu các chương trình ứng dụng, tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến trong nước và thế giới. Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, Trung tâm đã tập trung ứng dụng CNTT trong dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên bằng việc soạn và sử dụng bài giảng điện tử. Các bài giảng điện tử này cho phép giáo viên có thể tự cập nhật kiến thức, thay đổi, bổ sung tư liệu, mang tính chất mở.