III. SỨ MỆNH CỦA CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TPVC
45 90,00 05 10.000 0.00 5 Cải tiến phương pháp giảng dạ y các môn
Từ kết quả bảng trên cho thấy, trong 05 giải pháp chuyên môn đưa ra thì 04 giải pháp
được các ý kiến trả lời lựa chọn với từ 70.00% ý kiếnxếp ở mức độ rất cần thiết. Từ kết quả
nghiên cứu, khảo sát, tham khảo kết quả phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn đề xuất một số giải pháp cụ thể có tác động đến công tác giáo dục thể chất … nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hoá.
2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức 2.2.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện chuyên môn phục vụ công tác giáo dục thể chất.
Để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện đảm bảo những điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy chính khoá, cũng như các hoạt động ngoại khoá của sinh viên cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở tập luyện: sân bãi, nhà tập... để có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường phục vụ giảng dạy chính khoá và hoạt động tập luyện ngoại khóa.
Xây dựng phương án sử dụng sân bãi, nhà tập theo từng đối tượng tập luyện, quy chế sử
dụng trang thiết bị.
Trong quy hoạch xây dựng, nhà trường cần có kế hoạch xây dựng mới sân bóng chuyền, bóng rổ; cải tạo, nâng cấp các sân điền kinh và sân bóng chuyền hiện có tại khu ký túc xá.
Sửa chữa, mua mới trang thiết bị dụng cụ, phương tiện chuyên môn phục vụ cho giảng dạy và tập luyện các môn học trong giờ học chính khoá, cũng như ngoại khoá đủ về số lượng và
đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
2.2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên
Để duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ cấu tổ chức quản lý phong trào thể
dục thể thao của nhà trường, đảm bảo phân công trách nhiệm của các bộ phận chức năng, tăng cường hoạt động chỉđạo của Ban giám hiệu nhà trường; phối hợp chặt chẽ hoạt động của Khoa giáo dục thể chất với các tổ chức đoàn thể và phòng ban chức năng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phong trào thể dục thể thao của nhà trường dưới nhiều hình thức. Cụ thể, cần thực hiện tốt các biện pháp:
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng GDTC của sinh viên và phong trào thể dục thể thao của nhà trường. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộđi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Cử các cán bộ tham gia tổ chức, điều hành, trọng tài các giải thi
đấu của ngành, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao để học hỏi kinh nghiệm, giao lưu, trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn... Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên như: Chương trình, kế hoạch, tiến trình, giáo án giảng dạy của giáo viên, nâng cao chất lượng các giáo trình, giáo án giảng dạy, tăng cường công tác thao giảng, dự giờ...
Có kế hoạch tiếp nhận và đào tạo (tăng cường đào tạo ở nước ngoài )giáo viên trẻ có trình
độ lý luận và chuyên môn giỏi, có đẳng cấp VĐV, có nhiệt tình ý thức trách nhiệm cao và có khả
năng tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng để thay thế kế cận đội ngũ giáo viên lớn tuổi, đáp
ứng yêu cầu cần mở rộng và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và phong trào thể dục thể thao của nhà trường trong những năm tới.
2.2.2.3. Mở rộng và tăng cường hoạt động TDTT, ngoại khoá trong sinh viên và xây dựng các đội tuyển thể thao của nhà trường
Để việc tập luyện thi đấu thể thao của học HSSV trở thành nội dung của đời sống văn hoá thể thao mang tính thường xuyên, liên tục. Đồng thời để tăng tính hấp dẫn cho hoạt động thể thao, nhằm thu hút động đảo HSSV tham gia hoạt động ngoại khoá đáp ứng được nhu cầu tự
rèn luyện thân thể và nâng cao sức khoẻ, cần quan tâm và thực hiện tốt các biện pháp sau: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ
học chính khoá và rèn luyện các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao các hoạt động thể thao quần chúng và hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thân thể của sinh viên.
Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao trong HSSV, lôi cuốn đông đảo HSSV tham gia và cổ vũ. Xây dựng các đội tuyển tập luyện và thi đấu thường xuyên.
Tạo điều kiện cho mượn dụng cụ, phương tiện tập luyện, mở nhà tập... để sinh viên có
điều kiện tập luyện tự do, thuận lợi trong thời gian rảnh rỗi.
Đưa việc công nhận danh hiệu rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn thành tiêu chí bắt buộc hàng năm nhằm nâng cao ý thức tích cực tham gia ngoại khoá, tự tập luyện của sinh viên ngay cả khi không còn học môn giáo dục thể chất.
2.2.2.4. Cải tiến phương pháp giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn học giáo dục thể chất, tạo hứng thú cho người học góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT, nâng cao sức khoẻ cho sinh viên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Trong quá trình tập luyện (ở phần cơ bản của buổi tập), phân chia người tập theo từng nhóm nhỏ, tận dụng tối đa sân bãi, dụng cụ tập luyện hiện có, đảm bảo cho số lượt các sinh viên
được tham gia tập luyện cao nhất.
Tăng cường các nội dung, phương tiện giảng dạy, tập luyện (các bài tập chung, chuyên môn) trong các phần của giáo án. Cụ thể: Tăng cường khởi động, tăng cường khối lượng, cường
độ của các bài tập chung, chuyên môn trong phần cơ bản, phần tập luyện thể lực của buổi tập phù hợp với đối tượng.
Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục theo xu hướng tích cực hoá, lấy người học làm trung tâm. Đa dạng hoá các phương pháp tập luyện như: Phương pháp tập luyện vòng tròn, phương pháp tập luyện quãng cách... phù hợp với từng nội dung, chương trình môn học.
Cải tiến hình thức tổ chức tập luyện như tăng cường các hình thức tập luyện các bài tập theo nhóm, các bài tập phối hợp nhóm.
Có nội dung bài tập phong phú, tăng tính hấp dẫn của giờ học (Tăng cường các bài tập trò chơi và thi đấu … ). Tránh các hình thức gò ép, bắt buộc sinh viên tập luyện, tăng cường các hình thức động viên, khuyến khích và kích thích tính chuyên cần của HSSV.
3. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên đề tài rút ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng thể lực của sinh viên trường Đại học Hồng Đức còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện công tác ngoại khóa trong chương trình giáo dục thể chất chưa triệt để, chưa hoàn toàn đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.
2. Qua khảo sát, điều tra, chúng tôi cho rằng, nhà trường cần thực hiện đồng bộ 4 giải pháp gồm: Bổ sung, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học; nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên; đẩy mạnh các hoạt động TDTT, ngoại khoá trong sinh viên và xây dựng các đội tuyển thể thao của nhà trường đồng thời đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá ... tạo động lực mạnh mẽ cho việc nâng cao thể lực cho HSSV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh sinh viên.
[2] Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
[3] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
[4] Uỷ ban TDTT (1993), Các văn bản về công tác TDTT, NXB TDTT, Hà Nội [5] Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.