GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 59 - 61)

III. SỨ MỆNH CỦA CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TPVC

2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Cơ sở xác định KNTH SH 11-THPT

2.1.1. Học

Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về học. Theo hướng này, chúng tôi cho rằng định nghĩa sau là phù hợp: “Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân" [3].

Học là chủ thể sử dụng cách học (cách tác động của chủ thểđến đối tượng học, có 3 cách cơ bản: tự nghiên cứu, qua hợp tác, qua thông tin phản hồi) tác động đến nội dung học, hình thành được kiến thức, kỹ năng (KN) mới. Như vậy, học đồng nghĩa với tự học.

2.1.2. Kỹ năng và kỹ năng tự học

Theo từđiển Hán-Việt “kỹ” là sự khéo léo, “năng” là có thể. KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn.

Một người được coi là có KN về hành động nào đó thì phải: có tri thức về hành động, thực hiện hành động theo đúng cách, đúng các yêu cầu, đạt được kết quả phù hợp với mục đích

đề ra và hành động có kết quả trong điều kiện khác.

KNTH là khả năng người học tự sử dụng được cách học phù hợp và đạt được mục tiêu học tập. KNTH có các đặc điểm: người học có cách học, sử dụng cách học tác động vào nội dung, chuyển nội dung (thông tin) từ môi trường ngoài thành kiến thức của bản thân.

Như vậy, KNTH thể hiện ở việc sử dụng cách học phù hợp để tác động vào nội dung và làm cho chủ thể phát triển, thích ứng với môi trường.

2.1.3. Những điểm cần quán triệt trong dạy học SH 11-THPT

SH 11 tìm hiểu các hoạt động sống ở cấp cơ thể (đa bào), nội dung, chương trình được thể

hiện theo quan điểm: cấu trúc hệ thống, tiến hoá. Chương trình SH 11 trình bày các hoạt động sinh lý của cơ thể thực vật (TV) và cơ thểđộng vật (ĐV) riêng biệt, tuy cùng là cấp cơ thểđa bào nhưng TV và ĐV là hai nhóm thuộc hai giới khác nhau, nên chúng có nhiều điểm khác biệt, song nó cùng một cấp độ tổ chức sống, nên chắc chắn phải có điểm chung.

Nghiên cứu hoạt động sống ở cấp cơ thể là từ những đặc điểm sinh lý riêng ở TV, ĐV cần xác định những điểm tương đồng giữa chúng.

Theo PGSTS. Nguyễn Đức Thành: "Trong dạy học SH 11 không chỉ dạy các kiến thức sinh lý diễn ra trong cơ thể TV, ĐV, mà cần chỉ ra những điểm tương đồng trong các hoạt động sinh lí giữa chúng. Sau mỗi phần, chương, bài cần hướng dẫn HS tự tìm những điểm tương đồng giữa TV, ĐV; cao hơn nữa là hướng HS tự lập bảng, sơđồ hệ thống hóa kiến thức để làm nổi bật các hoạt động sinh lý của cấp cơ thể" [5]. Vì vậy, việc xác định KNTH SH11 và biện pháp hình thành phải được ưu tiên hướng vào lô gic vận động nội dung của SH 11.

Như chúng ta đã biết, cơ thể TV và ĐV được tạo nên bởi các cơ quan hoặc hệ cơ quan, nhỏ hơn là tế bào (TB). Mọi hoạt động sống của cấp cơ thểđược diễn ra không chỉở cơ quan, hệ cơ quan mà còn trong TB. TB đã được học ở Sinh học 10. Do vậy, dạy học về hoạt động sống ở cấp cơ thểđa bào chỉ tập trung giới hạn từ môi trường ngoài đến dịch mô, còn hoạt động sinh lý nào diễn ra trong TB coi nhưđó là kiến thức đã biết.

Như vậy, qua định nghĩa về học (mục 2.1.1), KN và KNTH (mục 2.1.2) và những điểm cần quán triệt trong dạy học SH 11 (mục 2.1.3) nêu trên là cơ sở cho việc xác định các tiêu chí

điều tra KNTH SH 11 và biện pháp hình thành.

Chúng tôi cho rằng, để học được một nội dung kiến thức người học cần qua các giai đoạn:

Thu nhận thông tin Æ Xử lý thông tin Æ Diễn đạt thông tin Æ Kiểm tra, đánh giá và chỉnh lý thông tin.Để thực hiện được các giai đoạn đó cần có các nhóm KNTH tương ứng. Trong mỗi nhóm KNTH đó bao gồm các KNTH cụ thể, dựa vào từng KNTH cụ thể cần xác định biện pháp rèn luyện cho từng KNTH (Cột 2, Bảng. Mức độ rèn luyện KNTH SH 11 của một số GV THPT hiện nay).

2.2. Kết quả điều tra việc rèn luyện KNTH SH 11 của một số GV hiện nay

2.2.1. Phương pháp điều tra

Đểđánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, làm căn cứ thực tiễn xác định KNTH SH 11 và biện pháp hình thành, chúng tôi đã điều tra, khảo sát ở 200 GV giảng dạy sinh học tại một số trường THPT thuộc các vùng đại diện: miền núi, đồng bằng, thành phố và ven biển.

Trong mỗi KNTH chúng tôi đo ở 4 mức: Mức 0: không rèn luyện; Mức 1: rất ít rèn luyện; Mức 2: rèn luyện không thường xuyên, mức 3: rèn luyện thường xuyên.

2.2.2. Kết quảđiều tra

Qua điều tra 200 GV giảng dạy SH 11 tại các trường thuộc diện nói trên, chúng tôi thu

được kết quảở (Bảng. Mức độ rèn luyện KNTH SH 11 của một số GV THPT hiện nay). (Trong bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày thực trạng sử dụng biện pháp rèn luyện KN tự thu nhận, xử

lý và diễn đạt thông tin trong dạy học SH 11, vì đây là những KNTH mấu chốt).

Bảng. Mức độ rèn luyện KNTH SH 11 của một số GV THPT hiện nay

Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 TT (1) Mức độ Một số KNTH được GV rèn luyện (2) SL (3) % (4) SL (5) % (6) SL (7) % (8) SL (9) % (10) 1. Nhóm 1: KN thu nhận thông tin SH 11 (Nhận ra, ghi lại được các thông tin cần thiết) 1 Tự ghi chép tóm tắt thông tin chính qua

bài giảng của GV. 62 31,0 57 27,5 52 26,0 29 14,5 2 Tự làm việc với SGK và các nguồn tài

liệu học tập, ghi lại các ý chính của chủ đề.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)