- Phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi sử dụng PP này để phân tích, tổng hợp và phân loại các đơn vị kiến thức có liên quan đến kỹ năng học tập, quá trình đ ào t ạ o theo
1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ
1.1. Khái niệm tài chính vi mô (TCVM):
Theo Yunus (1976), thuật ngữ "tài chính vi mô" ban đầu được hiểu là những món vay nhỏ
có thế chấp hoặc không có thế chấp dành cho những khách hàng phi truyền thống - những người không thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại, tại khu vực nông thôn hoặc những vùng kém
phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển của TCVM trên toàn thế giới, khái niệm này cũng
được mở rộng. Theo Tổ chức Liên Hiệp quốc, TCVM bao gồm những dịch vụ tài chính nhỏ như
tiền gửi tiết kiệm, vốn tín dụng và các dịch vụ tài chính khác dành cho những người nghèo và những người có thu nhập thấp1
2.
Tại Việt Nam, tài chính vi mô được gọi là tài chính quy mô nhỏ. Theo nghị định số
28/2005/NĐ-CP ngày 9-3-2007 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam, "tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo" (Kim Anh, 2009)
1.2. Tổ chức tài chính vi mô (tổ chức TCVM):
Tổ chức TCVM là tổ chức cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính cho người nghèo hoặc những doanh nghiệp nhỏ (Hardy và đồng sự, 2003).
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, "tổ chức TCVM là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm
đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ". Tổ chức TCVM được phân loại theo những tiêu thức sau:
- Căn cứ vào mục tiêu lợi nhuận, tổ chức TCVM có 2 loại: (i) tổ chức TCVM hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; và (ii) tổ chức TCVM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (Microfinance Gateway, 2010).
- Căn cứ thể chế hoạt động, tổ chức TCVM bao gồm: (i) Các tổ chức chính thức hoạt động theo quy định của pháp luật nói chung và luật các tổ chức tín dụng nói riêng; (ii) các tổ chức bán chính thức hoạt động theo quy định của pháp luật và luật thương mại nói chung nhưng không chịu sự giám sát của luật ngân hàng, và (iii) những người cung cấp TCVM phi chính thức bao gồm những người cho vay không đăng ký kinh doanh (Ledgerwood, 1999).
1.3. Hiệu quả về mặt xã hội của các tổ chức tài chính vi mô
Hiệu quả hoạt động của TCTCVM được đánh giá trên hai khía cạnh: hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt tài chính. Hiệu quả về mặt xã hội phản ánh khả năng đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng tài chính vi mô; còn hiệu quả về mặt tài chính phản ánh khả năng có lợi nhuận để trang trải các chi phí hoạt động của TCTCVM (Gutierrez-Nieto et al, 2005). Việc đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của TCTCVM có ý nghĩa quan trọng bởi vì vai trò cơ bản của hoạt động TCVM là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp các hộ gia đình, cá nhân thoát khỏi nghèo đói và từng bước ổn định, nâng cao đời sống của mình. Hiệu quả về mặt xã hội của TCTCVM được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường:
+ Về mức độ tiếp cận (Outreach): Chỉ tiêu này đánh giá mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính vi mô đối với các khách hàng tiềm năng. Mức độ tiếp cận của TCTCVM được thể hiện qua: số khách hàng vay vốn, tỷ lệ % khách hàng vay vốn là phụ
nữ; tổng dư nợ tín dụng, ...
+ Về mức độ thâm nhập (Penetration): theo The MIX (2009), tỷ lệ thâm nhập là tỷ lệ
giữa số lượng khách hàng tài chính vi mô so với dân số nghèo1
3.