Môi trường kinh tế trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 57)

Kinh tế xã hội nước ta năm 2013 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Khối kinh tế châu Âu rơi vào tình trạng trì trệ nghiêm trọng, kinh tế Mỹ chưa thể phục hồi như mong đợi, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng

chậm lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta nói chung và các hoạt động ngoại thương nói riêng.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012, thấp hơn dự kiến, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng của năm trước là 5,75%; dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% năm 2012. Cơ cấu GDP tính theo giá thực tế năm 2013 như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 18,4% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3%; khu vực dịch vụ chiếm 43,3%.

Đầu tư:vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 ước đạt

1.091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2012 và bằng 30,4% GDP.Trong đó, vốn thực hiện của khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với 2012; khu vực ngoài nhà nước đạt 410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực đầu tư nước ngoài đạt 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9% so với năm trước.Riêng về vốn đầu tư FDI, trong năm 2013, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012.

Thương mại:

- Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD.

- Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2013 đạt 131,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.

Hệ thống ngân hàng thương mại:

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được thiết lập thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Tính đến năm 2013, ngành Ngân hàng Việt Nam ngoài hệ thống NHNN có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trong cả nước còn có hệ thống các định chế ngân hàng gồm: 3 ngân hàng thương mại Nhà nước; 38 ngân hàng thương mại cổ phần; 67 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Các NHTM Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế nhưng có sự tương thích ở thị trường Việt Nam. Ngoài dịch vụ truyền thống như cho vay, huy động tiền gửi, thanh toán quốc tế, các NHTM còn cung cấp các dịch vụ như: trao đổi tiền tệ, chiết khấu thương phiếu, bảo quản vật có giá, cho thuê két sắt, cung cấp tài khoản dịch vụ, các dịch vụ quản lí tài sản, thực hiện di chúc, quản lí danh mục đầu tư, ủy thác chi trả lương, ủy thác phát hành chứng khoán, thanh toán lãi trái phiếu, chi trả cổ tức…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w