Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ viễn thông ở nông thôn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông ở nông thôn tại vnpt bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

a. Vềđiều kiện tự nhiên

Đặc điểm địa hình, vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh với trên 70% người dân sống trong khu vực nông thôn có thu nhập thấp, đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng dịch vụ viễn thông cũng như triển khai cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Trong những năm qua Viễn thông Bắc Ninh nói riêng và các nhà mạng khác nói chung như Viettel, Mobiphone…đã có nhiều chiến lược để thúc đẩy phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn nhất là các xã nghèo như Lương Tài, Gia Bình… Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, mạng lưới viễn thông triển khai gần như phủ kín 99% và số lượng thuê bao tăng đáng kể. Chất lượng dịch vụ đã được cải thiện rất nhiều so với những năm trước đó nhất là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hiện tại trên toàn tỉnh có 01trung tâm viễn thông thành phố và 07 trung tâm viễn thông huyện.Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Bắc Ninh còn có nhiều xã nghèo và thu nhập người dân còn thấp, cho nên nhu cầu về các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin chưa nhiều. Do đó, việc nâng cấp chất lượng dịch vụ viễn thông ở những vùng này còn nhiều khó khăn.

b. Vềđiều kiện kinh tế - xã hội

- Thu nhập của người dân ở nông thôn tương đối thấp.

Tuy chính phủ có quy định về các dịch vụ viễn thông công ích thiết yếu cho xã hội như điện thoại cố định và truy cập internet phải được phổ cập đến các vùng dân cư nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thông tin. Nhưng trên thực tế, tuy thị trường viễn thông Việt Nam có sự bùng phát về số lượng thuê bao viễn thông, nhưng con số trên 45 triệu thuê bao tăng trưởng trong những năm qua lại chủ yếu là thuê bao di động. Với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam vào khoảng 600-800USD/năm trong những năm qua và mức ARPU bình quân trên thuê bao di động khoảng 7-8USD/tháng, thì có thể khẳng định người được thụ hưởng dịch vụ này vẫn là lớp người có thu nhập cao, tại các thành phố, thị trấn lớn của Việt Nam, trong khi phần lớn người có thu nhập thấp sống tại các vùng nông thôn vẫn chưa có đủ khả năng tiếp cận sử dụng loại hình dịch vụ này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

- Yếu tố cạnh tranh

Dịch vụ mạng cố định đảm bảo người có thu nhập thấp có thể tham gia sử dụng các dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp viễn thông, để tạo chỗ đứng trong cạnh tranh, mối quan tâm hàng đầu là các dịch vụ sinh lợi nhanh nhất và tại các thị trường sinh lợi nhiều nhất. Trong khi đó việc xây dựng, duy trì, cung cấp, bảo dưỡng mạng viễn thông cố định luôn đòi hỏi thời gian và chi phí rất lớn, trong khi doanh thu từ dịch vụ điện thoại cố định ngày càng giảm xút do có sự cạnh tranh của các dịch vụ viễn thông mới. Nói cách khác các dịch vụ cố định không phải là mối quan tâm của các doanh nghiệp viễn thông mới. Trên thực tế, hiện nay các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, Telecom, FPT Telecom... tuy có đủ giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cố định từ tháng 11/2002, nhưng chỉ tập trung phát triển mạng di động và băng rộng, tập trung chủ yếu tại các thành phố, thành thị và các khu vực dân cư. Sự góp mặt của các nhà khai thác mới tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, chia xẻ thị phần trên thị trường băng rộng và di động. Công cụ chính để phổ cập và đến sự tiếp cận dịch vụ thông tin rộng rãi hơn cho đại đa số dân cư có thu nhập thấp tại các vùng sâu vùng xa vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể nào.

Như vậy, nếu xét theo khía cạnh tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông, dường như sự bùng nổ trên thị trường viễn thông thời gian qua đang gia tăng khoảng cách số giữa vùng thành thị và nông thôn. Trong khi người dân tại thành phố có rất nhiều cơ hội lựa chọn về nhà cung cấp dịch vụ, về đủ loại dịch vụ di động, dịch vụ nội dung, dịch vụ băng rộng, các dịch vụ không dây, thì phần lớn cư dân tại các vùng nông thôn vẫn đang mong ngóng được sử dụng các dịch vụ viễn thông cơ bản, thiết yếu như điện thoại cố định và truy cập internet công cộng.

- Cơ sở hạ tầng viễn thông ở nông thôn còn yếu.

Các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam đang dần chú trọng hơn đến khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi đang có những khách hàng tiềm năng chưa được khai thác hết. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường ở khu vực nông thôn đòi hỏi sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật vì dân cư thưa thớt, địa hình khó khăn, phức tạp. Chính điều này làm cho các doanh nghiệp có tâm lý e ngại đầu tư lớn vào khu vực này. Cơ sở hạ tầng viễn thông là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

đến chất lượng dịch vụ viễn thông, ảnh hưởng trực tiếp đến đường truyền các dịch vụ viễn thông.

- Trình độ dân trí thấp.

Do trình độ dân trí ở khu vực nông thôn thấp hơn tương đối so với khu vực thành thị, do đó sự tiếp cận đối với các dịch vụ có công nghệ cao sẽ bị hạn chế. Nhận thức của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, tuy nhiên khách hàng ở khu vực này sẽ có nhiều sự phản hồi tích cực cũng như tiêu cực cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông ở nông thôn tại vnpt bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)