Ngoài ra, tính đến năm 2012, toàn quốc có 73.012 bác sĩ có trình độ đại học trở lên, bình quân hàng năm tăng gần 9% trong giai đoạn 2007 – 2012. Tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ y tế có trình độ từ đại học trở lên (27,61%) thấp hơn nhiều so với trình độ lao động chung của khối hành chính sự nghiệp (50,675), điều này thể hiện tính đặc thù của ngành y: nhiều công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động khám, chữa bệnh
độ cao. Nếu tính bình quân 10.000 dân, số cán bộ ngành y có trình độ đào tạo từ đại học trở lên cũng nhƣ số cán bộ tính theo trình độ chuyên môn thực tế đang làm việc tại các cơ sở y tế có sự khác biệt nhiều giữa các vùng, giữa các thành phố lớn và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Tỷ lệ bác sĩ bình quân 1 vạn dân của Việt Nam đạt 8,6 bác sĩ, xếp vào nhóm có tỉ lệ cao trên thế giới, nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines (khoảng 15 – 20 bác sĩ/10.000 dân).
Bảng 3.3 Cán bộ ngành y bình quân một vạn dân (4) (Đơn vị tính: người) Trình độ đào tạo đại học trở lên Trình độ chuyên ngành từ bác sỹ trở lên(5) Y sỹ, kỹ thuật viên Y sỹ, kỹ thuật viên bình quân 1 bác sỹ Toàn quốc 13,01 8,58 9,04 1,05 1. Ðồng bằng sông Hồng 16,14 11,59 8,85 0,76
2. Trung du và miền núi phía Bắc
10,20 7,48 13,51 1,81
3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
10,90 7,32 9,46 1,29 4. Tây Nguyên 9,44 5,52 7,28 1,32 5. Ðông Nam Bộ 18,28 10,50 7,01 0,67 6. Ðồng bằng sông Cửu Long 10,12 6,52 8,19 1,26
(Nguồn: Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Báo cáo Y tế Việt Nam qua tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, xuất bản năm 2012, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê)
Số y tá, kỹ thuật viên tính bình quân một bác sỹ cũng là con số đáng đuợc quan tâm trong ngành y tế, nó phản ánh khả năng chăm sóc nguời bệnh, trợ giúp
(4)Lao dộng thời diểm 1/7/2012 (không bao gồm hoạt động chăm sóc, điều duỡng tập trung và hoạt dộng trợ giúp xã hội không tập trung.
công việc cho các bác sỹ và trình độ phát triển y học của một quốc gia. Ðối với các nuớc, trung bình có khoảng 2-4 y tá/một bác sỹ, nhƣng ở Việt Nam, tính đến thời điểm cuối năm 2012 (bảng 3.3), số y tá, kỹ thuật viên mới chỉ đạt 1,05 nguời/một bác sỹ (riêng số y tá là: 0,82 nguời/một bác sỹ). Trong số các vùng, vùng Ðồng bằng sông Hồng và vùng Ðông Nam Bộ tập trung nhiều bệnh viện trung ƣơng và tỉnh lớn nhƣng lại có số y tá, kỹ thuật viên tính bình quân trên một bác sỹ là thấp nhất. Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số liệu này còn thấp hơn, chỉ có 0,55 và 0,48 y tá/bác sỹ (là số “nghịch đảo” so với các nuớc: 02 bác sỹ mới có 01 y tá phục vụ). Ðiều này thể hiện sự mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu cán bộ y tế. Nguyên nhân có thể do chính sách của các tỉnh khác đã không thu hút duợc cán bộ ngành y có trình độ cao về làm việc và xu huớng tìm việc làm tại hai thành phố lớn của cán bộ khi tốt nghiệp tăng nhanh trong những năm đổi mới, gây lãng phí về nguồn nhân lực đuợc đào tạo, đồng thời tạo nên bất bình đẳng cho nguời dân sống tại các tỉnh, thành phố khác.