Quan điểm thu hútFDI vào ngành y tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 77 - 80)

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đàng năm 2006 đã nêu rõ quyết tâm: “Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tƣ nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề,

lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cải thiện môi trƣờng pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng”. Các văn bản sau này của Đảng và Nhà nƣớc cũng khẳng định rõ các định hƣớng trong việc thực hiện quyết tâm trên. Tại Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 về hô ̣i nhâ ̣p quốc tế , Bộ Chính trị đã khẳng định một trong số những định hƣớng chủ yếu của việc hội nhập quốc tế là “không ngừng cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, gắn thu hút đầu tƣ với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trƣờng”. Và Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/07/2014 của Chính phủ về việc Tiếp tục thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Khóa X về một số chủ trƣơng, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thƣơng mại thế giới đã nêu rõ nhiệm vụ: Hoàn thiện pháp luật và thể chế kinh tế, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; thƣờng xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; kiên quyết loại bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không còn phù hợp; ban hành các văn bản mới rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tƣ, xuất nhập khẩu, thuế; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành. Tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, thực hiện tốt chính sách ƣu đãi đầu tƣ, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ và quản lý nợ công. Phát huy vai trò của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài trong việc phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong và ngoài nƣớc để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, xúc tiến thƣơng mại, du lịch và thu hút đầu tƣ; hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thƣơng mại.

Trong quá trình thực hiện chủ trƣơng của Đảng, hoạt động thu hút FDI nói chung và thu hút FDI vào ngành y tế ở nƣớc ta đã bộc lộ một số quan điểm sau:

Thứ nhất, cần luôn coi trọng và đề cao vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung và sự phát triển nền y học nƣớc nhà nói riêng. Do đó, rất nhiều biện pháp đã đƣợc đề xuất và thực hiện nhằm tăng cƣờng thu hút FDI bao gồm các biện pháp về hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đổi mới cách thức quy hoạch và giải phóng mặt bằng, tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tƣ và phân cấp quản lý, cùng nhiều biện pháp khác.

Thứ hai, ta dùng nhiều biện pháp để đẩy mạnh thu hút FDI nhƣng không đƣợc thu hút bằng mọi giá, không đƣợc cấp phép tràn lan. Việc thu hút đầu tƣ phải hết sức coi trọng quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế, theo nguyên tắc thị trƣờng, tránh lãng phí. Việc cấp phép mới phải đƣợc lựa chọn thật kỹ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng chính sách. Một số địa phƣơng bị phát hiện vi phạm cần kiên quyết rút giấy phép.

Thứ ba, đi đôi với việc tận dụng những ảnh hƣởng tích cực của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế, ta cũng cần biết khéo léo khắc phục những tác động tiêu cực của các dự án đến xã hội. Cụ thể đối với ngành y tế cần nhanh chóng đƣa ra giải pháp cho các vấn đề phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lƣợng cao, rác thải y tế, giá thuốc tăng, chất lƣợng thuốc không đảm bảo,…

Thứ tƣ, phải chú trọng cả việc thu hút FDI nhằm hỗ trợ công tác phòng bệnh và chữa bệnh, trong đó lấy phòng bệnh là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi phòng bệnh là việc phòng tránh rủi ro bệnh tật cho con ngƣời, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn, còn chữa bệnh là khâu cuối cùng. Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ, thể lực, thể mỹ cho con ngƣời cũng rất cần thiết đặc biệt khi đời sống ngƣời dân ngày càng cao. Tóm lại, việc thu hút FDI vào ngành y tế cần đa dạng hoá về lĩnh vực, mục tiêu.

Cuối cùng, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, quan điểm mới của Việt Nam đối với hoạt động thu hút FDI vào lĩnh vực chăm sóc sức

khoẻ cộng đồng là mở cửa thị trƣờng bệnh viện, dƣợc phẩm, thiết bị y tế. Mở cửa để tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ trong nƣớc, tạo cơ hội hợp tác đầu tƣ cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhƣng đồng thời cũng không đƣợc buông lỏng quản lý nhằm giữ vững sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nƣớc, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 77 - 80)