Số lượng, quy mô, tốc độ tăng của FDI vào ngành y tế

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 50 - 60)

3.2.2.1. Về quy mô vốn đầu tư

Do tính chất đặc thù của ngành y tế là một ngành dịch vụ xã hội, đồng thời cũng do chính sách về đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam đối với ngành này, nên từ khi thu hút đến nay, vốn đầu tƣ cho phát triển ngành y tế chủ yếu là vốn ODA với tỷ trọng và khối lƣợng lớn hơn nhiều so với vốn FDI. Vì vậy mà tính từ khi Việt Nam bắt đầu thu hút FDI đến năm 2008, tức là đã gần 20 năm, tổng vốn đăng ký vào ngành y tế chỉ đạt hơn 921,7 triệu USD với 123 dự án, chiếm 1,61% tổng vốn đăng ký ngành dịch vụ và 0,62% tổng vốn đăng ký của toàn nền kinh tế. Tính đến thời điểm hết Quý I/2014, có 166 dự án FDI vào ngành y tế với vốn đăng ký lên đến 1.324,074 triệu USD, vốn thực hiện đạt 501,756 triệu USD. So với số vốn đầu tƣ vào ngành dịch vụ du lịch cùng thời kỳ 2000 - 2013 có khoảng 350 dự án FDI với

số vốn gần 11 tỷ USD, gần 10,85 tỷ USDvốn thực hiện thì vốn đầu tƣ vào lĩnh vực

Biểu đồ 3.1 Vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực y tế từ năm 2000 đến Quý I/2014

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Chỉ xét trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết Quý I/2014, vốn FDI đăng ký vào ngành y tế Việt Nam có sự tăng trƣởng trong giai đoạn 2005 - 2007 và 2010 - 2013. Giai đoạn 2008 - 2009, không riêng ngành y tế mà tổng vốn FDI đầu tƣ vào Việt Nam đều bị giảm đi đáng kể là do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, cũng nhƣ những vấn đề hậu khủng hoảng. Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội về dòng chảy FDI vào Việt Nam đƣợc công bố năm 2010 thì năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nƣớc phát triển giảm 1/3, thì FDI vào các nƣớc đang nổi lại tăng 11%. Điều này cho thấy các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Cụ thể là năm 2007, vốn FDI đăng ký vào ngành y tế là 185,727 triệu USD thì năm 2008 giảm xuống chỉ còn là 2,456 triệu USD, tăng lên 71,143 triệu USD vào năm 2009 cho thấy dấu hiệu phục hồi. Năm 2010 vốn đăng ký tăng lên đến 205,600 triệu USD, tuy nhiên vẫn chƣa đạt mức 206,633 triệu USD vốn đăng ký FDI vào ngành y tế năm 2005, giai đoạn 2005 – 2007 số vốn đăng ký ở mức cao với vốn đăng ký hàng trăm triệu USD. Điều này cho thấy tác động tích cực của các chính sách mở cửa của Việt Nam đối với ngành

y tế nói riêng và đối với toàn nền kinh tế nói chung ra thế giới. Nhất là việc ban hành Luật Đầu tƣ năm 2005, Luật Đầu tƣ năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn, nâng cao sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào năm 2007 và bắt đầu mở cửa thị trƣờng dịch vụ vào năm 2009 theo cam kết, từ dó đã tạo đà cho dòng vốn FDI vào lĩnh vực y tế của Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc. Sự tăng giảm vốn FDI đăng ký vào ngành y tế nƣớc ta tăng giảm dựa trên những biến động của nền kinh tế thế giới, song vấn đề đáng bàn hơn là về vốn thực hiện, tức là số vốn thực sự đƣợc giải ngân nhằm phục vụ cho các dự án ngành y tế.

Bảng 3.6 Vốn FDI vào ngành y tế giai đoạn năm 2000 đến Quý I/2014

Năm Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký (%) 2000 4 7,650,000 4,158,141 54.35 2001 10 67,285,000 51,414,962 76.41 2002 3 22,000,000 12,704,014 57.75 2003 5 35,835,000 16,707,989 51.52 2004 15 20,568,000 6,891,498 33.49 2005 8 206,633,070 93,210,682 45.11 2006 10 16,220,000 10,502,450 64.75 2007 22 185,727,400 87158594 46.93 2008 7 2,456,362 921,381 37.51 2009 4 71,143,447 30,371,138 42.69 2010 9 205,600,000 80,944,720 39.37 2011 3 88,500,000 38,479,800 43.48 2012 10 347,247,622 100,146,214 28.84 2013 8 385,504,100 214,031,876 55.52 Quý I/2014 1 225,000,000 Tổng 119 1,887,370,001 747,643,460 -

Tính riêng giai đoạn từ năm 2000 đến hết Quý I năm 2014, có tổng cộng 119 dự án FDI với 1.887,370 triệu USD vốn đăng ký, bằng 2,74% số dự án FDI của ngành dịch vụ và khoảng 0,93% số dự án FDI của cả nền kinh tế. Trong đó, năm 2007 thu hút đƣợc nhiều dự án nhất cũng chỉ có 22 dự án, sau đó đến năm 2004 với 15 dự án, giai đoạn sau năm 2008 thì việc FDI vào ngành y tế của Việt Nam có số lƣợng dự án giảm nhƣng quy mô của các dự án đều có số vốn đăng ký cao. Nhìn chung, so với FDI nói chung vào Việt Nam thì tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký vào ngành y tế là tƣơng đối cao. Các dự án quy mô lớn ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các dự án xây dựng, kinh doanh bệnh viện, dịch vụ y tế chất lƣợng cao. Xét trên góc độ kinh tế, vốn FDI đầu tƣ vào phát triển ngành y tế Việt Nam đang ngày càng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành, cụ thể là: các dự án FDI cung cấp khoảng 76% thiết bị y tế, các bệnh viện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại hầu hết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công nghệ, kỹ thuật chuẩn trị bệnh tiên tiến trên thế giới chủ yếu đƣợc du nhập vào Việt Nam thông qua các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,… Điều này có thể đƣợc lý giải là do đặc thù của ngành y tế là vốn đi kèm với công nghệ, máy móc; hoạt động đầu tƣ vào các dự án ngành y tế của Việt Nam chủ yếu gắn liền với việc mua sắm, chuyển giao máy móc, công nghệ nên vốn thực hiện tƣơng đối sát với vốn đăng ký; chỉ có một số các dự án xây dựng các bệnh viện lớn thì đòi hỏi thời gian thi công, lắp đặt nên vốn giải ngân thấp hơn. So sánh tổng vốn FDI của toàn nền kinh tế thì ngành y tế chỉ chiếm có 0,58% tổng vốn thực hiện. Đây thực sự là những con số hết sức nhỏ bé so với nhu cầu và tiềm năng của ngành y tế nƣớc ta.

3.2.2.2. Về quy mô vốn trên một dự án đầu tư

Xét giai đoạn 2000 đến 2007 có tổng cộng 77 dự án FDI vào lĩnh vực y tế với tổng số vốn đăng ký là 561.918 triệu USD, trung bình 1 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của ngành y tế Việt Nam tƣơng đối nhỏ, vào khoảng 7,3 triệu USD vốn đăng ký và 3,672 triệu USD vốn thực hiện. Giai đoạn năm 2008 – Quý I/2014, có tổng cộng 42 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1.325,451 triệu USD, trung bình 1 dự án FDI vào ngành y tế là 11,068 triệu USD, nhƣ vậy quy mô của 1 dự án FDI ngành y

tế chỉ chiếm một số vốn đầu tƣ khiêm tốn so với một dự án FDI nói chung và ngành dịch vụ ở Việt Nam. Trong số tất cả các dự án FDI đầu tƣ vào ngành y tế, chỉ có 1 dự án gần 200 triệu USD vốn đăng ký đầu tƣ tại Hà Nội nhằm cung cấp dịch vụ y tế chất lƣợng cao, 1 dự án khoảng 225 triệu USD vốn đăng ký đầu tƣ vào dự án bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam - Canada tại Hải Dƣơng, các dự án còn lại đều dƣới 100 triệu USD. Các dự án lớn của ngành thƣờng tập trung tại những thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu đƣợc cấp giấy phép trong mấy những năm gần đây.

3.2.2.3.Về đối tác đầu tư

Giai đoạn 2000 đến hết Quý I/2014, đã có khoảng 23 quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đầu tƣ trực tiếp vào ngành y tế của Việt Nam. Trong đó, hầu hết những đối tác lớn nhất cũng chính là những đối tác truyền thống đầu tƣ nhiều vào Việt Nam, đó là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Bristish Virgin Island, Hồng Kông. Trong đó, nếu xét về vốn đăng ký và số dự án, Hàn Quốc là quốc gia đầu tƣ nhiều nhất vào ngành y tế Việt Nam, chiếm 17, 29% tổng vốn đăng ký của ngành với 23 dự án. Tiếp theo là Canada và Singapore chiếm 15,74% và 9,15% tổng vốn đăng ký. Trung Quốc tuy đứng thứ 4 về số dự án đầu tƣ vào ngành y tế nƣớc ta với 10 dự án; tuy nhiên theo số vốn đăng ký chỉ chiếm 2,94%. Điều này cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, quy mô vốn mỗi dự án đầu tƣ của quốc gia này là không lớn. Ngƣợc lại, Canada và Thuỵ Sĩ vẫn là các quốc gia có quy mô vốn đầu tƣ trên mỗi dự án là rất lớn, tuy họ chỉ đầu tƣ ít dự án nhƣng quy mô mỗi dự án đều lớn nên 2 quốc gia này đứng trong nhóm các quốc gia đầu tƣ nhiều nhất vào ngành y tế Việt Nam. Điều đáng nói nữa là, những đối tác đến từ Châu Âu hay Bắc Mỹ dù chƣa đầu tƣ nhiều dự án, nhƣng các dự án đều lớn cùng với công nghệ chuẩn trị tiên tiến, hiện đại và chất lƣợng phục vụ tốt. Đặc biệt là trong Quý I/2014, dự án bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam - Canada tại Hải Dƣơng, với quy mô 200 giƣờng, tổng vốn đăng ký là 225 triệu USD, đầu tƣ đăng ký giai đoạn I khoảng 160 triệu USD.

Xét về vốn thực hiện, quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn thực hiện lớn nhất là Hàn Quốc, Canada với lần lƣợt 22,61% và 12,44% tổng vốn thực hiện toàn ngành, sau đó đến Hong Kong chiếm 9,56%, Singapore chiếm 9.23%. Đánh giá chung, tổng vốn thực hiện trên vốn đăng ký của FDI vào lĩnh vực y tế là khá cao, chiếm khoảng 39%, điều này cho thấy các nhà đầu tƣ thật sự kỳ vọng vào sự phát triển của ngành y tế Việt Nam và khả năng sinh lời của dòng vốn đầu tƣ.

Bảng 3.7 Đối tác đầu tƣ FDI vào ngành Y tế giai đoạn 2000 – Quý I/2014 TT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (USD) % tổng vốn đăng ký ngành y tế Vốn thực hiện (USD) % tổng vốn thực hiện ngành y tế 1 Hàn Quốc 23 338,219,853 17.92 169,042,283 1 2 Canada 3 297,000,000 15.74 93,038,201 2 3 Singapore 12 172,770,585 9.15 69032885 3 4 Hồng Kông 6 162,528,000 8.61 71,462,656 4 5 Nhật Bản 12 102,271,449 5.42 42,705,440 5 6 Hoa Kỳ 5 99,728,045 5.28 35,792,533 6 7 Thuỵ Sĩ 3 97,573,260 5.17 31,154,786 7 8 Quần đảo Virgin, Anh 5 94,168,394 4.99 32,063,172 8 9 Pháp 6 91,732,900 4.86 31,437,845 9 10 Ấn Độ 3 73,352,000 3.88 52,766,438 10 11 CHLB Đức 5 64,762,540 3.43 20,687,234 11 12 Trung Quốc 10 55,604,500 2.94 11,224,907 12 13 Thái Lan 4 48,058,260 2.55 11,539,547 13 14 Australia 2 46,537,764 2.47 16,908,555 14 15 Brunei 1 31,302,360 1.66 13,312,894 15 16 Malaysia 5 25,208,700 1.34 7,963,428 16 17 Đài Loan 4 19,501,463 1.03 6,392,580 17 18 CH Czech 1 19,159,469 1.02 8,738,634 18 19 Hà Lan 3 17,343,000 0.92 8,895,225 19 20 LB Nga 3 13,842,291 0.73 5,444,173 20 21 Anh 1 9,391,705 0.5 4,277,922 21 22 Isaren 1 7,313,163 0.39 3,761,891 22 23 Campuchia 1 300 0.000016 231 23 Tổng 119 1,887,370,001 747,643,460

3.2.2.4. Theo hình thức đầu tư

Luật đầu tƣ năm 2005, năm 2014 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định có ít nhất 9 hình thức các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các dự án đầu tƣ vào ngành y tế của Việt Nam chỉ theo 4 hình thức đầu tƣ là: 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh, BOT/BT và mua lại và sáp nhập M&A. Trong đó, các dự án 100% vốn nƣớc ngoài chiếm đa số dự án cũng nhƣ số vốn đăng ký và thực hiện. Ta có thể thấy tỷ lệ áp đảo của hình thức 100% vốn nƣớc ngoài so với các hình thức khác qua biểu đồ 3.2 dƣới đây:

Biểu đồ 3.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế Việt Nam phân theo hình thức đầu tƣ (2000 –Qúy I/2014)

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo số liệu thống kê, xét giai đoạn năm 2000 đến Quý I năm 2014, loại hình doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài trong ngành y tế có tổng vốn đăng ký là hơn 803.591,850 triệu USD và hơn 311.691,334 triệu USD vốn thực hiện, chiếm 61,74% tổng vốn FDI thu hút đƣợc của ngành. Đứng thứ 2 là loại hình doanh nghiệp liên doanh, chiếm 22,42% vốn đăng ký và 19,92% vốn thực hiện. Hình thức BOT/BT chỉ có 4 dự án và chiếm tỷ trọng rất nhỏ về vốn. Dự án do Quần đảo Virgin, Anh (Bristish Virgin Island) đầu tƣ tại Hà Nội nhằm xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị y tế chính xác và một số thiết bị khác đã đƣợc cấp phép và triển khai từ năm 1992, quy mô 4 triệu USD vốn đăng ký và hơn 10 triệu USD vốn thực hiện thì năm 2011,

Công ty Fortis Healthcare của Ấn Độ chi 64 triệu USD mua lại 65% cổ phần trong Tập đoàn y tế Hoàn Mỹ và bán lại cho Richard Chandler Corporation – tập đoàn đầu tƣ có trụ sở tại Singapore của tỷ phú gốc New Zealand Richard Chandler vào năm 2013 với giá 80 triệu USD. Chandler sau đó ti ếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này lên 80%, tƣơng đƣờng giá trị 99 triệu USD đã cho thấy sự tăng trƣởng và phát triển của hình thức M&A trong ngành y tế.

3.2.2.5. Phân theo vùng lãnh thổ

Cho đến nay, vốn FDI đầu tƣ vào ngành y tế của Việt Nam trải trên 23 tỉnh thành phố, nhƣng tập trung vào một số thành phố, khu công nghiệp lớn nhƣ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng,…Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là thành phố thu hút đƣợc nhiều vốn đăng ký nhất với các dự án quy mô lớn nhất, cụ thể là Hà Nội thu hút đƣợc 25 dự án với 643,75 triệu USD, quy mô trung bình 1 dự án là 25,75 triệu USD. Thành phố Hồ Chí Minh có 53 dự án với 397,84 triệu USD vốn đăng ký; tuy nhiên, vốn thực hiện của các dự án ở thành phố này lại lớn hơn Hà Nội, bằng 68% vốn đăng ký.

Trong mấy năm gần đây, cơ cấu vốn FDI vào ngành y tế của Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ vẫn không có nhiều thay đổi, chủ yếu vẫn vào những địa bàn truyền thống. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã bắt đầu quan tâm đầu tƣ nhiều hơn đến một số tỉnh thành khác nhƣ Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Lâm Đồng và một số tỉnh miền Trung. Đặc biệt, trong Quý I/2014, dự án bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam - Canada tại Hải Dƣơng mới đƣợc đầu tƣ với tổng vốn đăng ký là 225 triệu USD, đầu tƣ đăng ký giai đoạn I khoảng 160 triệu USD, đã mở ra dấu hiệu đáng mừng cho các tỉnh khu vực cửa ngõ và lân cận các thành phố lớn.

3.2.1.6. Theo mục tiêu đầu tư

Vốn FDI đầu tƣ vào phát triển ngành y tế của Việt Nam đƣợc phân làm 3 loại theo mục tiêu đầu tƣ là: sản xuất dƣợc phẩm; sản xuất thiết bị y tế; xây dựng và kinh doanh bệnh viện, phòng khám, dịch vụ y tế.

Bảng 3.8 Vốn đăng ký, vốn thực hiện, địa bàn chủ yếu của các dự án FDI vào ngành y tế của Việt Nam theo mục tiêu đầu tƣ (2000–Quý I/2014) Mục tiêu đầu Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Địa bàn chính Sản xuất dƣợc phẩm 34 467,521,830 241,626,228 Hà Nội, TP HCM, các khu công nghiệp

Đồng Nai, Bình Dƣơng… Sản xuất thiết bị y tế 30 398,962,525 235,321,584 Hà Nội, TP HCM, Hải Dƣơng…. Kinh doanh bệnh viện, phòng khám, dịchvụ y tế 46 1,020,885,646 270,695,648 Hà Nội, TP HCM Tổng 110 1,887,370,001 747,643,460

(Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Qua bảng trên ta thấy vốn đăng ký với mục tiêu kinh doanh bệnh viện, phòng khám, dịch vụ y tế chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 54,09%. Điều này chủ yếu là do

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)