Mặc dù vốn FDI đầu tƣ vào ngành y tế của Việt Nam là chƣa nhiều và hoạt động này mới chỉ thực sự đƣợc chú trọng đến trong vài năm gần đây, sau khi Việt
này cũng đã đạt đƣợc những thành công nhất định cả về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kết quả thu hút và tác động tới kinh tế xã hội đất nƣớc.
3.3.1.1. Về môi trường đầu tư
Chính sách ưu đãi đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. Đặc biệt đối với ngành y tế - ngành hiện đang đƣợc nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ, các quy định thƣờng thể hiện sự hỗ trợ cao nhất của nhà nƣớc đối với chủ đầu tƣ. Điều này đƣợc thể hiện thông qua một loạt các văn bản pháp luật, nghị định nhƣ: Luật Đầu tƣ năm 2005, Luật Đầu tƣ năm 2014, Nghị định 108/2006/NĐ-CP về hƣớng dẫn thi hành Luật đầu tƣ năm 2005, Nghị định 69/2008/NĐ-CP về ƣu đãi các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, môi trƣờng, Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2006, Nghị định 101/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tƣ của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tƣ; Nghị định 78/2007/NĐ-CP của chính phủ về đầu tƣ theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao, Thông tƣ 149/2007/TT-BTC của bộ tài chính về việc hƣớng dẫn quản lý và sử dụng vốn ngân sách cho các hoạt động của cơ qua nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án đầu tƣ theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao; hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi năm 2013 và nhiều văn bản khác.
Nhìn chung, các quy định của Việt Nam đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trong ngoài nƣớc, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi hơn và mang tính quốc tế hoá cao phù hợp với các cam kết với WTO hay AFTA. Bên cạnh đó, các địa phƣơng cũng đã có thẩm quyền đƣa ra các chính sách ƣu đãi riêng phù hợp với điều kiện và quy hoạch của địa phƣơng cũng nhƣ của cả nƣớc. Do đó, những ƣu đãi dành cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không những đƣợc mở rộng mà còn phong phú hơn, tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ có thể lựa chọn địa bàn đầu tƣ phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình.
Môi trường chính trị - xã hội luôn được giữ ổn định là một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong nỗ lực tạo lập một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Ngoài việc đƣợc cộng đồng quốc tế công nhận, Việt Nam còn đƣợc tổ chức Tƣ vấn rủi ro kinh tế và chính trị PERC tại Hồng Kông đánh giá đất nƣớc nền chính trị - xã hội ổn định nhất so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực.
3.3.1.2. Về kết quả thu hút
Xét đoạn trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, dòng vốn FDI vào ngành y tế Việt Nam cũng bắt đầu có bƣớc phát triển mới với vốn đăng ký của ngành và vốn trên mỗi dự án. Cụ thế, giai đoạn 2008 - 2013 vốn đăng ký đạt 514,655 triệu USD, bằng 105,6% so với giai đoạn 2002 - 2007. Bên cạnh đó, vốn thực hiện trong ngành này luôn đạt mức cao (trung bình đạt gần
50%) không chỉ xuất phát từ đặc thù của ngành là vốn đi kèm với công nghệ, máy
móc, mà còn thể hiện hiệu quả hoạt động thu hút FDI vào y tế.
Các dự án quy mô lớn ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các dự án xây
dựng, kinh doanh bệnh viện, dịch vụ y tế chất lƣợng cao, đƣa quy mô trung bình
một dự án FDI trong ngành y tế lên cao hơn quy mô trung bình của một dự án FDI nói chung tại Việt Nam. Nhƣ vậy, Việt Nam có thể có đƣợc những bệnh viện lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế với công nghệ và kỹ thuật chuẩn đoán, chữa bệnh tiên tiến, hiện đại. Nhờ đó cơ sở vật chất ngành y tế nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội của Việt Nam nói chung đƣợc nâng cao từng bƣớc.
Ngoài ra, bênh cạnh những đối tác lớn, truyền thống nhƣ Hàn Quốc, Nhật
Bản, Singapore, Malaysia, ngành y tế Việt Nam cũng đã bắt đầu thu hút được sự
chú ý của một số đối tác từ các nước phát triển khác có công nghệ y học hiện đại
nhƣ Hoa Kỳ, Cộng hòa liên bang Đức, Hà Lan, Canada… Do đó, kỹ thuật chuẩn trị bệnh, cũng nhƣ sáng chế, bào chế dƣợc phẩm, sản xuất thiết bị y tế chính xác của nƣớc ta càng có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển trong tƣơng lai gần. Gần đây, nhiều đối tác đang tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ vào ngành y tế Việt Nam, đơn cử là những vụ mua bán và sát nhập các tập đoàn y tế tại Việt Nam nhƣ Hoàn Mỹ hay
hòa Czech đã công bố một số dự án sẽ triển khai trong tƣơng lai với các sản phẩm chuyên môn cao.
Không chỉ đa dạng hơn về đối tác đầu tƣ, về địa bàn đầu tư cũng có những
chuyển biến tích cực, đó là vốn FDI vào ngành y tế đã tăng cƣờng vai trò hơn vào
hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho toàn xã hội bao gồm cả bộ phận dân cƣ thu nhập trung bình – thấp, một số tỉnh nghèo ở cả Bắc, Trung, Nam nhƣ Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Hoà Bình, Lâm Đồng đã đƣợc các nhà đầu tƣ chú ý với một số dự án bệnh viện, trung tâm điều dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ, hay sản xuất thuốc.
3.3.1.3. Về tác động kinh tế - xã hội của các dự án đối với Việt Nam
a. Tác động về mặt kinh tế
Vốn FDI đầu tƣ vào ngành y tế của Việt Nam đang ngày càng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành. Cụ thể: các dự án FDI cung cấp khoảng 76% thiết bị y tế, các bệnh viện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại hầu hết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công nghệ, kỹ thuật chuẩn trị bệnh tiên tiến trên thế giới chủ yếu đƣợc du nhập vào Việt Nam thông qua các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,… Sự phát triển của vốn FDI vào ngành y tế trong mấy năm qua không những làm tăng vốn đầu tƣ toàn xã hội vào y tế, làm giảm sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng dịch vụ y tế, thuốc điều trị mà còn góp phần vào sự tăng trƣởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đóng góp tích cực vào tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Sở dĩ vốn FDI vào ngành y tế có ảnh hƣởng lớn hơn đối với nền kinh tế so với số vốn thực hiện của nó là do ngành y tế phát triển còn tạo ra tác động gián tiếp làm kinh tế tăng trƣởng thông qua các ngành và lĩnh vực khác nhƣ: chuyển dịch lao động, cộng nghệ, du lịch, đảm bảo sức khoẻ tốt cho ngƣời lao động nói chung thuộc tất cả các ngành… Nhƣ vậy, vốn FDI thực hiện trong ngành y tế chỉ chiếm khoảng 2,74% vốn FDI của ngành dịch vụ và khoảng 0,93% vốn FDI của cả nền kinh tế.
Việc thu hút FDI vào ngành y tế đã tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế của Việt Nam ngày càng tốt hơn, từ đó không chỉ làm tăng khả năng
lòng tin của ngƣời dân trong chất lƣợng khám và điều trị, hạn chế nguồn ngoại tệ chảy ra nƣớc ngoài theo dạng du lịch chữa bệnh mà còn có khả năng xuất khẩu dịch vụ y tế, tạo đƣợc tâm lý yên tâm, an toàn cho khách du lịch nƣớc ngoài, chuyên gia, kỹ thuật viên, lao động - những ngƣời mang công nghệ, trình độ quản lý tiên đến đến Việt Nam. Trƣớc nay, ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam khi gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khoẻ đều sang các nƣớc lân cận có trình độ y tế hiện đại hơn để khám chữa, chủ yếu là sang Singapore. Do đó, một khi ngành y tế Việt Nam có những cơ sở đạt chất lƣợng quốc tế thì khả năng thu hút ngƣời nƣớc ngoài đến nƣớc ta sẽ ngày càng tăng, nhờ đó giúp cho những ngành khác tăng doanh thu, giảm chi phí nhƣ: du lịch, sản xuất với công nghệ cao, R&D, hay các dự án ODA có chuyên gia đi kèm. Cũng chính vì lý do này mà môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
b. Tác động về mặt xã hội
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giải quyết một phần nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân. Hiện Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực y tế. Theo thống kê chƣa đầy đủ của Bộ Y tế, giai đoạn 2008 – 2013, trung bình mỗi năm Việt Nam mất 2 tỉ USD do hơn 40.000 bệnh nhân mang ra nƣớc ngoài để khám chữa bệnh dù trình độ chuyên môn của bác sĩ trong nƣớc không thua kém các nƣớc trên thế giới. Mỗi năm số lƣợng ngƣời dân Việt Nam đến Singapore để chữa bệnh khoảng 5.000-10.000 lƣợt ngƣời, nếu trƣớc đây chỉ tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay có cả các tỉnh, thành phố khác. Không chỉ ở Singapore, mà Thái Lan cũng trở thành một điểm đến mới của nhiều ngƣời bệnh ở Việt Nam. Trung bình mỗi tháng, chỉ tính riêng ở bệnh viện B...International của Thái Lan cũng đã tiếp nhận từ 80-100 lƣợt ngƣời Việt Nam đến khám và điều trị các bệnh nhƣ ung thƣ, thần kinh, tim mạch. Hiện nay, trào lƣu sửa sắc đẹp, chỉnh sửa giới tính tại một số bệnh viện Thái Lan cũng đang hút khách từ Việt Nam. Ngoài 2 quốc gia trên, ngƣời dân Việt Nam còn đến các nƣớc khác nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc,… thậm chí là
cầu về dịch vụ y tế chất lƣợng cao của ngƣời Việt Nam là rất lớn. Việc điều kiện cơ sở vật chất trong các bệnh viện hiện nay đã xuống cấp trầm trọng, nếu bệnh viện nào cũng đƣợc xây dựng đẹp đẽ nhƣ khách sạn, đƣợc phục vụ tốt, chuyên môn tốt thì bệnh nhân tất yếu sẽ tìm đến. Chính các dự án FDI sẽ giải quyết phần nào nhu cầu này.
Đội ngũ y bác sĩ làm việc cho các bệnh viện có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc nâng cao trình độ thông qua các khoá đào tạo thêm ở nƣớc ngoài; các dƣợc sĩ, kỹ thuật viên học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật mới trong việc bào chế thuốc, sản xuất thiết bị y tế chính xác,… Nhờ đó, đội ngũ nhân lực y tế của Việt Nam không ngừng phát triển về chất lƣợng và cả số lƣợng do ngành y tế ngày càng mở rộng thì cầu lao động trong ngành này cũng ngày càng tăng. Đây sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng nền y học nƣớc nhà trong tƣơng lai theo hƣớng hiện đại để phục vụ ngƣời dân một cách tốt nhất và theo kịp các nƣớc phát triển trên thế giới.