Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hútFDI vào ngành y tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 27)

Việc thu hút FDI là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng, đặc biệt là nƣớc ta. Để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI phục vụ cho phát triển đất nƣớc, ta phải dựa vào cả các nhân tố bên trong và bên ngoài, không chỉ đổi mới, hoàn thiện bên trong, mà còn nắm bắt, tận dụng triệt để các cơ hội cũng nhƣ chống đỡ các thách thức từ bên ngoài. Các động lực và nhân tố chủ yếu tác động đến việc thu hút FDI đƣợc chia làm 2 nhóm: nhóm các nhân tố kéo và nhóm các nhân tố đẩy.

Thứ nhất là sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI vƣợt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài. Sự ổn định này thể hiện ở các khía cạnh: cục diện chính trị ổn định, an ninh xã hội tốt, chính sách cởi mở, quan hệ kinh tế tốt đẹp, đối xử với nhà đầu tƣ công bằng, bình đẳng. Việt Nam đƣợc đánh giá là một quốc gia có điều kiện kinh tế- chính trị và xã hội ổn định. Đây là tiền đề quan trong thúc đẩy các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vốn vào Việt Nam nói chung và vào ngành y tế nói riêng.

Thứ hai là sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hệ thống chính sách đó bao gồm: chính sách thƣơng mại thông thoáng theo hƣớng tự do hóa; chính sách tiền tệ hiệu quả; các mức ƣu đãi tài chính - tiền tệ, ƣu đãi thuế dành cho vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; hệ thống thuế thi hành hiệu quả, rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng; sự hỗ trợ tín dụng cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan, tổ chức quốc tế…

Thứ ba là sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Đây là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tƣ có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tƣ đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại; một hệ thống bƣu điện thông tin liên lạc viễn thông hiện đại; hệ thống điện nƣớc dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đời sống; một hệ thống mạng lƣới cung cấp các loại dịch vụ khác.

nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn. Đây là điều kiện hàng đầu để một nƣớc, địa phƣơng vƣợt qua đƣợc những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà quản lý cao cấp và sự lạc hậu về trình độ khoa học-công nghệ trong nƣớc sẽ khó lòng đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nhà đầu tƣ, làm chậm và thu hẹp dòng vốn nƣớc ngoài chảy vào trong nƣớc và địa phƣơng.

Thứ năm là sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai. Một bộ máy hành chính hiệu quả phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén về chính sách, thủ tục hành chính, qui định pháp lý có tính tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán, đƣợc thực hiện bởi những con ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có kỷ luật, tôn trọng pháp luật. Bên cạnh đó, nếu các dự án FDI đã đƣợc triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp tục đầu tƣ, đồng thời có sức thuyết phục các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khác yên tâm bỏ vốn.

Thứ sáu, cam kết của Việt Nam đối với phát triển ngành y tế trong WTO.

Trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam chỉ có 2 phân ngành đã đƣợc cam kết là: Dịch vụ bệnh viện (CPC9311) và các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC9312). Y tế là một ngành dịch vụ, do đó nó cũng có thể đƣợc cung cấp thông qua 4 phƣơng thức nhƣ quy định trong cam kết chung. Trong đó, hai phƣơng thức cung cấp qua biên giới và tiêu thụ ngoài lãnh thổ đều không bị hạn chế tiếp cận thị trƣờng cũng nhƣ hạn chế đối xử quốc gia, tức là mọi quốc gia đều đƣợc đối xử nhƣ nhau, đều đƣợc Việt Nam tạo cơ hội tiếp cận thị trƣờng nhƣ nhau. Phƣơng thức hiện diện thể nhân chƣa đƣợc cam kết trừ các cam kết chung. Phƣơng thức hiện diện thƣơng mại liên quan mật thiết đến vấn đề đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và thành lập doanh nghiệp. Một số cam kết cụ thể đối với phƣơng thức này nhƣ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh; Vốn đầu tƣ tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu USD, bệnh xá đa khoa là 2 triệu USD

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Theo cách tiếp cận này, y tế đƣợc coi là một thành phần trong hệ thống các ngành của nền kinh tế. Do đó, các chính sách và biện pháp thu hút FDI của ngành y tế phải phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách thu hút FDI của Đảng và Chính phủ Việt Nam.

2.1.2. Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng

Theo cách tiếp cận này, Luận văn nghiên cứu thu hút FDI gắn với sự vận động và phát triển ngành y tế, cũng nhƣ sự vận động và phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc. Đồng thời đặt trong bối cảnh sự vận động của kinh tế thế giới và các nhân tố bên trong bên ngoài ảnh hƣởng đến nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành y tế Việt Nam.

2.2. Khung khổ phân tích

Việc phân tích và đánh giá thu hút FDI vào ngành y tế sẽ đƣợc thực hiện theo các nội dung sau:

i) Phân tích đặc thù của ngành y tế trong việc thu hút FDI nhƣ: đặc điểm của ngành dịch vụ y tế, điều kiện cơ sở vật chất, chinh sách và quan điểm về phát triển y tế.

ii) Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI vào ngành y tế.

iii) Phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI vào ngành y tế trên các khía cạnh: giá trị vốn đầu tƣ, cơ cấu vốn đầu tƣ, các hình thức đầu tƣ và các đối tác đầu tƣ. Đồng thời đánh giá chính sách thu hút FDI của Ngành.

iv) Đánh giá ảnh hƣởng của việc thu hút FDI đối với phát triển của ngành y tế trên các khía cạnh: ảnh hƣởng đến tăng trƣởng và phát triển ngành, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.

Sơ đồ 2.1 Khung nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu về thu hút FDI trong ngành y tế

Khoảng trống nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Xác định khung phân tích Áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào ngành

y tế

Phân tích thực trạng thu hút FDI vào ngành

y tế Việt Nam

Đánh giá quá trình thu hút FDI vào ngành y tế

Việt Nam thời gian qua

Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI

trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Về giá trị vốn đầu tƣ - Về cơ cấu vốn đầu tƣ - Về các đối tác đầu tƣ

Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp không can thiệp. Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành thông qua việc mô tả và phân tích tình hình chứ không tiến hành can thiệp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập và trình bày có hệ thống các số liệu về FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam nhằm cung cấp một bức tranh cụ thể và tổng thể về tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực y tế của Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn 2000 đến Quý I năm 2014. Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích sâu các nội dung cơ bản liên quan đến FDI vào lĩnh vực y tế nhƣ số vốn đăng ký, vốn thực hiện, lĩnh vực đầu tƣ. Thông tin đƣợc thu thập từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục Thống kê và các cơ quan khác. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tài liệu phục vụ nghiên cứu gồm có: Các văn bản, tài liê ̣u c ủa Chính phủ, của các bộ, ban, ngành có liên quan đến vấn đề đ ầu tƣ và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Niên giám thống kê các năm; Các chƣơng trình, dự án liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Quy hoạch phát triển mạng lƣới y tế TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025...

Quá trình phân tích và xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện sau khi tiến hành nghiên cứu mô tả hoặc lồng ghép trong quá trình nghiên cứu mô tả. Ở bƣớc này, tác giả tập trung vào một số các yếu tố nhƣ số vốn đăng ký, vốn thực hiện, lĩnh vực đầu tƣ của dòng vốn FDI vào lĩnh vực y tế, chính sách của Nhà nƣớc,… Từ đó, tìm ra nguyên nhân cho những tồn tại trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực y tế. Dữ liệu đƣợc phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel. Quá trình xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp định tính nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê.

Luận văn nghiên cứu từ góc độ kinh tế học, trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, với mỗi phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả thực hiện các bƣớc triển khai phù hợp.

2.3.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Để tìm hiểu ra bản chất của vấn đề trong các phân tính, đánh giá.

- Để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu những

yếu tố đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất của hiện tƣợng và quá trình về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành y tế Việt Nam, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.

 Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của nội dung nghiên cứu về thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

Bƣớc 3: Phân tích, đánh giá việc thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam khi chỉ xét đến một vài yếu tố nhƣ nhóm ngành mà nguồn vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực y tế, chính sách pháp luật của nƣớc sở tại trong việc thu hút FDI,…

2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về FDI và thu hút FDI

trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.

- Phân tích các vấn đề nhƣ số vốn đăng ký, vốn thực hiện, lĩnh vực đầu tƣ của

dòng vốn FDI vào lĩnh vực y tế, chính sách của Nhà nƣớc.

 Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về FDI, FDI trong lĩnh vực y tế. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích vì sao cần thu hút FDI vào lĩnh vực y tế của Việt Nam? Những điểm mạnh cũng nhƣ những tồn tại trong công tác thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam là gì và nó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự phát

Bƣớc 2: Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là việc thu hút FDI vào lĩnh vực y tế của Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan: Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về FDI nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về FDI, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web về FDI, các báo cáo nghiên cứu… Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Bƣớc 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận FDI và FDI trong lĩnh vực y tế, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về công tác thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác thu hút FDI của ngành, lý giải ý nghĩa của những số liệu về FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về phân tích.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá, đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

2.3.3. Phương pháp thống kê

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng

nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các phƣơng hƣớng, đề xuất giải quyết.

- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình đầu tƣ vào lĩnh vực y tế của

nguồn vốn FDI trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác thu hút FDI.

 Luận văn thực huện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về thu hút FDI. Ví dụ: số liệu thống kê về nguồn vốn đăng ký, vốn thực hiện của FDI, quốc gia đầu tƣ…

Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về vấn đề thu hút FDI trong lĩnh vực y tế nhƣ các tác động của chính sách pháp luật của nƣớc sở tại tác động đến vấn đề thu hút FDI nhƣ thế nào?...

Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích.

2.3.4. Phương pháp so sánh

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn

đề thu hút FDI trong ngành y tế, thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thiết đƣa

ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận công tác thu hút FDI vào lĩnh vực y tế sẽ đa chiều hơn, từ đó giúp ngƣời tiếp nhận thông tin có thể định lƣợng đƣợc

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)