Nhóm giảipháp về luật pháp chính sách

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 82 - 84)

Hiện nay, số lƣợng các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý nguồn vốn FDI trong ngành y tế của Việt Nam còn chƣa nhiều, đó là còn chƣa nói đến vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định về những vấn đề cụ thể của vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi tiếp cận vào thị trƣờng, vùng miền, hình thức đầu tƣ mới ở Việt Nam trong ngành y tế. Việc cải

nhanh chóng, không có bƣớc đi dần dần, hợp lý sẽ có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tƣ. Vì vậy giải pháp về luật pháp chính sách một mặt cần thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, mặt khác phải thận trọng và thực hiện từng bƣớc.

Thứ nhất là cần tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh

nói chung và trong ngành y tế nói riêng để sửa đổi các nội dung không đồng bộ,

thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ƣu đãi đầu tƣ không phù hợp với cam kết của WTO. Cụ thể:

i) Công tác quản lý nhà nƣớc không chỉ riêng trong ngành y tế luôn kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, thực tế công tác phối hợp giữa các Bộ ban ngành, giữa trung ƣơng với địa phƣơng vẫn còn nhiều bất cập, một phần là do ta còn thiếu những văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy việc làm trƣớc mắt là phải xây dựng các văn bản pháp lý về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng (ví dụ: cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, phối hợp giữa Bộ Y tế và Sở Y tế, Sở Kế hoạch đầu tƣ cấp tỉnh…).

ii) Hiện nay vẫn còn rất ít các văn bản liên quan đến việc thu hút FDI vào phát triển lĩnh vực y tế. Trong khi nhu cầu đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành y tế của Việt Nam đang ngày càng tăng. Do đó, Nhà nƣớc cần chú trọng hơn đến việc xây dựng hệ thống pháp lý cho hoạt động này, cụ thể là cần quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trong ngành bao gồm: khám chữa bệnh, sản xuất dƣợc phẩm, sản xuất thiết bị y tế vì mỗi một lĩnh vực lại có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt, cần những chính sách riêng phù hợp.

Thứ hai, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ

tục đầu tư và kinh doanh trong ngành y tế. Cần tiến hành ban hành và sửa đổi các

quy định liên quan đến chất lƣợng và giá cả dịch vụ y tế và sản phẩm y tế cho phù hợp. Đƣa ra hệ thống tiêu chuẩn đáng giá chung theo hệ thống tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. Hiện nay, đối với dƣợc phẩm đã có tiêu chuẩn GMP, nhƣng đối với thiết bị y tế chính xác thì hiện vẫn chƣa áp dụng tiêu chuẩn nào. Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời dân, nhà nƣớc cần có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với việc quy

định viện phí, giá thuốc tránh tình trạng các cơ sở y tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lợi dụng danh tiếng để tăng giá bất hợp lý nhằm thu lợi.

Thứ ba, vốn giải ngân và vốn thực hiện đối với các dự án FDI trong ngành

y tế vốn đã rất cao so với nhiều ngành nghề khác, tuy nhiên, việc thúc đẩy giải ngân

vẫn cần đƣợc quan tâm, chú trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn thực sự cho phát triển ngành y tế đất nƣớc. Cụ thể: Nhà nƣớc cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chính sách ƣu đãi, khen thƣởng, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động giải ngân của các dự án.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)