Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 67 - 71)

3.3.2.1 Về môi trường đầu tư

Xét về quan điểm, tƣ tƣởng, ngay những nhà hoạt động trong lĩnh vực y tế và lĩnh vực thu hút FDI vẫn chƣa thực sự coi trọng nguồn vốn FDI đầu tƣ vào phát triển ngành y tế. Bởi trƣớc nay, ta vẫn cho rằng đây là ngành phúc lợi xã hội cần do ngân sách nhà nƣớc và viện trợ trang trải chủ yếu. Chính quan niệm nhƣ vậy đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc hoạch định luật pháp chính sách cũng nhƣ xúc tiến đầu tƣ vào ngành y tế.

Luật pháp chính sách tuy đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng vẫn còn nhiều bất cập và chƣa thực sự chú trọng việc tăng cƣờng thu hút FDI vào ngành y tế. Cụ thể là các quy định liên quan và hƣớng dẫn thực thi các chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ vào các lĩnh vực của ngành y tế vẫn ít vào thiếu. Các văn bản pháp luật nhƣ: Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ tuy có thể hiện sự ƣu đãi đối với đầu tƣ vào ngành y tế song còn chung chung, chƣa cụ thể hoá đối với từng lĩnh vực ngành y khiến cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gặp khó khăn trong

việc nắm bắt và tiếp cận. Ngoài ra, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tƣ, kinh doanh nói chung vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy, trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cũng nhƣ hƣớng dẫn các doanh nghiệp không chỉ trong ngành y tế mà tất cả các ngành khác xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án (hầu hết các địa phƣơng đều gặp phải vấn đề này). Điển hình nhƣ một số quy định sau:

(1) Quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài lần đầu tiên thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam tại Điều 9, Nghị định 139/2007/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật doanh nghiệp: nếu tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì thủ tục thành lập doanh nghiệp thực hiện nhƣ đối với doanh nghiệp trong nƣớc (doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh mà không cần dự án đầu tƣ). Quy định này dẫn đến một số doanh nghiệp khi thành lập cố tình hạ tỷ lệ góp vốn của bên nƣớc ngoài xuống dƣới 49% để thành lập doanh nghiệp mà không cần dự án đầu tƣ.

(2) Gần đây là sự ra đời của Luật Đầu tƣ 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã chính thức bãi bỏ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ có thể đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ sau đó sẽ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Ngoài ra, về luật pháp, chính sách đối với đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam nhƣ thuế, bất động sản, lao động… vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định thiếu, nhiều quy định có nhƣng không đồng bộ đã không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp giấy phép mà còn hạn chế khả năng thu hút vốn FDI của nƣớc ta.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn hạn chế là một trong những điểm yếu kém nhất của Việt Nam gây ra tâm lý ngần ngại của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

3.3.2.2 Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, dƣợc sĩ có khả năng nghiên cứu sản xuất thuốc, điều dƣỡng đƣợc đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hiện đang diễn ra phổ biến. Sở dĩ có tình trạng này là do i) nền giáo dục y học của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là tình trạng đào tạo tràn lang, thiếu quy hoạch theo định hƣớng nhƣ hiện nay; ii) trình độ cập nhật và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại còn hạn chế. Do đó, khi quyết định có đầu tƣ vào Việt Nam hay không, các nhà đầu tƣ sẽ phải tính đến cả chi phí hoặc là đào tạo lại nhân lực của Việt Nam, hoặc thuê chuyên gia, bác sĩ và lao động nƣớc ngoài.

Chính vì những yếu kém về môi trƣờng đầu tƣ nhƣ trên mà đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành y tế của Việt Nam còn rất hạn chế cả về kết quả thu hút và triển khai thực hiện dự án.

3.3.2.3 Về kết quả thu hút

Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ so với trƣớc, nhƣng vốn FDI đầu tƣ vào ngành y tế Việt Nam nhìn chung còn ít cả về số lƣợng dự án và vốn đầu tƣ.

Về hình thức đầu tư cũng chưa phong phú, các dự án mới chỉ tập trung ở 4

hình thức là 100% vốn nƣớc ngoài, BOT/BT, liên doanh, M&A trong đó chủ yếu là 100% vốn nƣớc ngoài. Thực tế là nhiều hình thức đầu tƣ khác có những điểm thuận lợi hơn các hình thức trên nhƣng lại chƣa phát triển ở Việt Nam nhƣ: công ty cổ phần có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công ty mẹ - con, chi nhánh công ty nƣớc ngoài,… Các nhà đầu tƣ vẫn ngần ngại trong việc áp dụng các hình thức đầu tƣ trên một phần do hệ thống luật pháp chính sách của Việt Nam còn thiếu, chƣa đồng bộ khiến các nhà đầu tƣ gặp khó khăn trong việc áp dụng.

Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua, đặc biệt trong ngành y tế còn

nhiều bất cập. Đối với ngành y tế việc quảng bá hình ảnh về môi trƣờng đầu tƣ của

Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ theo từng lĩnh vực, nội dung của ngành nhƣ sản xuất dƣợc hay kinh doanh dịch vụ bệnh viện nên kết quả còn hạn chế. Mặt khác, việc xúc tiến đầu tƣ vào ngành y tế cũng chƣa thực sự đƣợc kết hợp một cách hiệu quả vào hoạt động xúc tiến đầu tƣ các ngành khác có liên quan nhƣ nghiên cứu phát

triển, giáo dục đào tạo y bác sĩ, dƣợc sĩ, … nhƣ một chiến lƣợc phát triển tổng thể, trong khi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi quyết định đầu tƣ vào một ngành ở Việt Nam không những quan tâm đến bản thân ngành đó, mà còn quan tâm đến các ngành phụ trợ, các ngành có mối quan hệ mật thiết khác.

3.3.2.4 Về tác động kinh tế - xã hội của các dự án đối với Việt Nam

Các bệnh viện có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là những bệnh viện từ cơ sở hạ tầng đến chất lƣợng khám chữa bệnh tốt nhƣng lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh – nơi dân cƣ có mức sống cao hơn. Do đó, chƣa nói đến những ngƣời nghèo là hoàn toàn không thể tiếp cận đƣợc với các dịch vụ này bởi chi phí cao, mà ngay đến những ngƣời có thu nhập khá ở các tỉnh xa thành phố lớn cũng gặp khó khăn trong việc đến khám chữa bệnh tại đó. Vì vậy, những dự án bệnh viện FDI đều là các Bệnh viện cao cấp và hầu nhƣ chỉ phục vụ cho tầng lớp dân cƣ Việt Nam ở thành phố có thu nhập cao và ngƣời nƣớc ngoài.

Các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng rất “hút” đội ngũ y bác sỹ giỏi, dày dạn kinh nghiệm bởi chế độ đãi ngộ, mức lƣơng, và cơ hội học tập ở nƣớc ngoài, môi trƣờng làm việc cạnh tranh lành mạnh. Chính vì thế vấn đề thiếu nhân lực y tế chất lƣợng cao ở các cơ sở y tế trong nƣớc, đặc biệt là các cơ sở ở nông thôn, vùng sâu vùng xa đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Đối với ngành sản xuất dƣợc phẩm, việc tăng số lƣợng các công ty nƣớc ngoài đƣợc cấp phép hoạt động ở Việt Nam làm cho thị trƣờng dƣợc phẩm thêm sôi động và cạnh tranh, ngƣời tiêu dùng có thêm cơ hội lựa chọn thuốc, ngay cả từ các quốc gia không có nền công nghiệp dƣợc pháp triển hơn nhƣ Pakistan, Bangladesh. Kèm theo đó là nguy cơ không thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng thuốc. Thống kê của WHO, đã có sự bùng nổ thuốc giả trên phạm vi toàn cầu, thuốc giả chiếm tới 10% thị trƣờng dƣợc phẩm thế giới với doanh thu 45 tỉ euro/năm, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 ngƣời tử vong do thuốc giả. Tại Việt Nam, theo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ƣơng, năm 2013, trong số hơn 31.000 mẫu thuốc đƣợc kiểm tra gần đây thì đã có hơn 1.000 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ nhiễm khuẩn,

tra công tác hành nghề y-dƣợc-mỹ phẩm năm 2013 trên địa bàn Thành phố đã phát hiện 845 cơ sở, trong đó hơn 50% là lĩnh vực dƣợc vi phạm các hành vi nhƣ: kinh doanh thuốc quá hạn sử dụng, không nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh phóng xạ- vô khuẩn…

Một vấn đề đáng lƣu tâm khác đó là tình trạng rác thải y tế không đƣợc xử

lý triệt để tại các bệnh viện, các cơ sở sản xuất dƣợc phẩm, thiết bị y tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài gây ô nhiễm môi trƣờng, làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ và sản xuất của ngƣời dân xung quanh. Theo Cục Quản lý môi trƣờng y tế - Bộ Y tế đƣa ra tại

Hội nghị tập huấn công tác quản lý chất thải y tế thì tại 35 bệnh viện tuyến trung

ƣơng, chỉ có 22 bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trƣờng xử lý chất thải rắn, còn lại 13 bệnh viện (chiếm 37%) tự xử lý. Trong đó, 6 bệnh viện sử dụng lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế và 7 bệnh viện sử dụng hóa chất để xử lý, tuy nhiên lại vi phạm rất nhiều lỗi trong quá trình xử lý rác thải nhƣ sử dụng chế phẩm diệt khuẩn chƣa đƣợc Bộ Y tế cấp phép lƣu hành; việc phân loại, thu gom rác thải đúng quy trình và quy định.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 67 - 71)