Tình trạng quá tải luôn là vấn đề đau đầu và tồn tại từ nhiều năm nay của ngành y tế Việt Nam, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ƣơng. Tại các bệnh viện, 75% ngƣời bệnh đến khám tại bệnh viện tuyến trên là ngƣời bệnh vƣợt tuyến, 50% số ngƣời điều trị nội trú ở tuyến trên là ngƣời bệnh tự vƣợt tuyến. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ƣơng đang có xu hƣớng gia tăng, công suất sử dụng giƣờng bệnh chung của các bệnh viện trung ƣơng năm 2009 là 116%, năm 2010 là 120%, năm 2012 là 118%; đặc biệt tại các Bệnh viện nhƣ Bệnh viện K là 249%, Bệnh viện Bạch Mai 168%, Bệnh viện Chợ Rẫy 154%.
Tình trạng chảy máu ngoại tệ cho các dịch vụ y tế ngày càng tăng theo xu thế hội nhập quốc tế, một bộ phận các cá nhân có điều kiện kinh tế tố thƣờng không dịch vụ y tế trong nƣớc mà sẵn sàng ra nƣớc ngoài để đƣợc chăm sóc y tế với những lý do nhƣ cơ sở vật chất trong nƣớc kém, sự thiếu tận tình của nhân viên y tế trong nƣớc, xu hƣớng sính ngoại và không tin tƣởng vào nền y tế Việt Nam. Theo thống kê chƣa đầy đủ của Bộ Y tế, giai đoạn 2008 – 2013, trung bình mỗi năm Việt Nam mất 2 tỉ USD do hơn 40.000 bệnh nhân ra nƣớc ngoài để khám chữa bệnh. Mỗi năm số lƣợng ngƣời dân Việt Nam đến Singapore để chữa bệnh khoảng 5.000-10.000 lƣợt ngƣời.
Nhìn chung, thực trạng y tế Việt Nam có sự phát triển theo hƣớng tích cực và ngày càng đƣợc nâng cao. Các công nghệ, kỹ thuật hiện đại đƣợc ứng dụng rộng rãi, chất lƣợng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế các tuyến ngày càng đƣợc nâng cao. Phát triển nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực và quốc tế trong khám chữa bệnh nhƣ: chẩn đoán phát hiện bệnh sớm, điều trị can thiệp tim mạch, sọ não, cấy ghép tạng, mổ nội soi, phổ phaco mắt, cột sống, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tim hở, thông/ nong mạch vành, ghép xƣơng, ghép tủy, phẫu thuật mạch máu, thay ổ khớp chỏm, lọc máu, tán sỏi ngoài cơ thể… Nhiều kỹ thuật cao đƣợc thực hiện ngay tại tuyến tỉnh nhƣ MRI, CT scanner cắt lớp, chụp mạch máu xóa nền, sinh hóa, huyết học, truyền máy, vi sinh vật; y học hạt nhân, laser. Số lƣợng các dịch vụ điều dƣỡng chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, chăm sóc y tế cũng tăng nhanh, giai đoạn 2002 – 2006 tăng 9.500 ca, giai đoạn 2007 – 2010 tăng 22.000 ca.
Điều này một phần do có sự đầu tƣ trang thiết bị và các kỹ thuật y học. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì các hàng rào thuế quan đƣợc gỡ bỏ hoặc miễn giảm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nƣớc ngoài thâm nhập thị trƣờng Việt Nam. Các cơ sở y tế dễ dàng tiếp cận đƣợc với các trang thiết bị hiện đại mà trƣớc đó không có. Bên cạnh đó, công tác chuyển giao công nghệ cũng đƣợc đẩy mạnh.
Sau gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới ngành y tế Việt Nam từ những năm 1982 đến nay. Công tác chăm sóc sức khỏe ngƣời dân nói riêng và hoạt động của ngành y tế nói chung đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động y tế không giới hạn ở các cơ sở công lập mà đƣợc mở rộng hơn tới các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc thuộc khu vực doanh nghiệp và cơ sở cá thể. Chính sách đa dạng hóa các loại hình kinh tế của nhà nƣớc đã tạo điều kiện mở rộng mạng lƣới cơ sở y tế. Vì hoạt động y tế là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, việc thành lập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực này đòi hỏi phải có ngƣời quản lý có chứng chỉ hành nghề, vốn đầu tƣ lớn, do vậy, chỉ trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam tƣơng đối phát triển, đời sống của ngƣời dân đƣợc
nâng lên rõ rệt mới thu hút đƣợc các loại hình kinh tế tƣ nhân đầu tƣ, mở rộng mạng lƣới cơ sở y tế.
Nhƣ vậy, một số phân tích nêu trên cho thấy rằng ngành y tế của Việt Nam những năm qua đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển chung của cả nƣớc; điều kiện vật chất và nguồn nhân lực của Ngành đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của ngƣời dân. Song thực tế, do dân số ngày càng đông, đặc biệt là tại các thành phố lớn và đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe và yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ của ngƣời dân cũng đòi hỏi ngày càng cao. Theo dự báo của Economist Intelligence Unit, chi tiêu cho lĩnh vực y tế tại Việt Nam sẽ tăng từ 7 tỷ USD năm 2010 lên 11,3 tỷ USD năm 2015, với mức tăng trƣởng trung bình 10,3%/năm. Đồng thời, Việt Nam có dân số gần 88 triệu ngƣời nên nhu cầu khám chữa bệnh rất cao, nhƣng bệnh viện nhà nƣớc không đáp ứng nổi. Vì vậy, với những kết quả đạt đƣợc của ngành y tế trong những năm qua là chƣa đủ, cần phải thu hút thêm nhiều sự đầu tƣ của nhà nƣớc và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là thu hút FDI để tạo điều kiện phát triển thêm cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho ngành Y tế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.