Khung khổ phân tích

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 29)

Việc phân tích và đánh giá thu hút FDI vào ngành y tế sẽ đƣợc thực hiện theo các nội dung sau:

i) Phân tích đặc thù của ngành y tế trong việc thu hút FDI nhƣ: đặc điểm của ngành dịch vụ y tế, điều kiện cơ sở vật chất, chinh sách và quan điểm về phát triển y tế.

ii) Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI vào ngành y tế.

iii) Phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI vào ngành y tế trên các khía cạnh: giá trị vốn đầu tƣ, cơ cấu vốn đầu tƣ, các hình thức đầu tƣ và các đối tác đầu tƣ. Đồng thời đánh giá chính sách thu hút FDI của Ngành.

iv) Đánh giá ảnh hƣởng của việc thu hút FDI đối với phát triển của ngành y tế trên các khía cạnh: ảnh hƣởng đến tăng trƣởng và phát triển ngành, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.

Sơ đồ 2.1 Khung nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu về thu hút FDI trong ngành y tế

Khoảng trống nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Xác định khung phân tích Áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào ngành

y tế

Phân tích thực trạng thu hút FDI vào ngành

y tế Việt Nam

Đánh giá quá trình thu hút FDI vào ngành y tế

Việt Nam thời gian qua

Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI

trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Về giá trị vốn đầu tƣ - Về cơ cấu vốn đầu tƣ - Về các đối tác đầu tƣ

Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp không can thiệp. Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành thông qua việc mô tả và phân tích tình hình chứ không tiến hành can thiệp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập và trình bày có hệ thống các số liệu về FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam nhằm cung cấp một bức tranh cụ thể và tổng thể về tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực y tế của Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn 2000 đến Quý I năm 2014. Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích sâu các nội dung cơ bản liên quan đến FDI vào lĩnh vực y tế nhƣ số vốn đăng ký, vốn thực hiện, lĩnh vực đầu tƣ. Thông tin đƣợc thu thập từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục Thống kê và các cơ quan khác. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tài liệu phục vụ nghiên cứu gồm có: Các văn bản, tài liê ̣u c ủa Chính phủ, của các bộ, ban, ngành có liên quan đến vấn đề đ ầu tƣ và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Niên giám thống kê các năm; Các chƣơng trình, dự án liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Quy hoạch phát triển mạng lƣới y tế TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025...

Quá trình phân tích và xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện sau khi tiến hành nghiên cứu mô tả hoặc lồng ghép trong quá trình nghiên cứu mô tả. Ở bƣớc này, tác giả tập trung vào một số các yếu tố nhƣ số vốn đăng ký, vốn thực hiện, lĩnh vực đầu tƣ của dòng vốn FDI vào lĩnh vực y tế, chính sách của Nhà nƣớc,… Từ đó, tìm ra nguyên nhân cho những tồn tại trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực y tế. Dữ liệu đƣợc phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel. Quá trình xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp định tính nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê.

Luận văn nghiên cứu từ góc độ kinh tế học, trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, với mỗi phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả thực hiện các bƣớc triển khai phù hợp.

2.3.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Để tìm hiểu ra bản chất của vấn đề trong các phân tính, đánh giá.

- Để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu những

yếu tố đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất của hiện tƣợng và quá trình về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành y tế Việt Nam, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.

 Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của nội dung nghiên cứu về thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

Bƣớc 3: Phân tích, đánh giá việc thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam khi chỉ xét đến một vài yếu tố nhƣ nhóm ngành mà nguồn vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực y tế, chính sách pháp luật của nƣớc sở tại trong việc thu hút FDI,…

2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về FDI và thu hút FDI

trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.

- Phân tích các vấn đề nhƣ số vốn đăng ký, vốn thực hiện, lĩnh vực đầu tƣ của

dòng vốn FDI vào lĩnh vực y tế, chính sách của Nhà nƣớc.

 Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về FDI, FDI trong lĩnh vực y tế. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích vì sao cần thu hút FDI vào lĩnh vực y tế của Việt Nam? Những điểm mạnh cũng nhƣ những tồn tại trong công tác thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam là gì và nó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự phát

Bƣớc 2: Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là việc thu hút FDI vào lĩnh vực y tế của Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan: Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về FDI nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về FDI, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web về FDI, các báo cáo nghiên cứu… Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Bƣớc 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận FDI và FDI trong lĩnh vực y tế, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về công tác thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác thu hút FDI của ngành, lý giải ý nghĩa của những số liệu về FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về phân tích.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá, đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.

2.3.3. Phương pháp thống kê

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng

nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các phƣơng hƣớng, đề xuất giải quyết.

- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình đầu tƣ vào lĩnh vực y tế của

nguồn vốn FDI trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác thu hút FDI.

 Luận văn thực huện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về thu hút FDI. Ví dụ: số liệu thống kê về nguồn vốn đăng ký, vốn thực hiện của FDI, quốc gia đầu tƣ…

Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về vấn đề thu hút FDI trong lĩnh vực y tế nhƣ các tác động của chính sách pháp luật của nƣớc sở tại tác động đến vấn đề thu hút FDI nhƣ thế nào?...

Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích.

2.3.4. Phương pháp so sánh

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn

đề thu hút FDI trong ngành y tế, thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thiết đƣa

ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận công tác thu hút FDI vào lĩnh vực y tế sẽ đa chiều hơn, từ đó giúp ngƣời tiếp nhận thông tin có thể định lƣợng đƣợc thông tin một cách tối đa nhất. Điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.

- Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối trong

cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho công tác thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam.

Nội dung đƣợc so sánh phải là những nội dung liên quan, có ảnh hƣởng hay có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích là việc thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam.

Ví dụ: các chỉ tiêu về số vốn FDI đầu tƣ vào ngành y tế qua các năm và từng giai đoạn; sự thay đổi của xu hƣớng đầu tƣ biến động nhƣ thế nào sau những sự kiện nhƣ Việt Nam gia nhập WTO…

Bƣớc 2: Xác định phạm vi, số gốc so sánh

Phạm vi đƣợc so sánh, đánh giá nằm trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 đến Quý I năm 2014. Số gốc so sánh đƣợc xác định tùy theo nội dung so sánh.

Bƣớc 3: Xác định điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.

Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu đƣợc so sánh tuyệt đối nhƣ số vốn đầu tƣ, số vốn đăng ký.

Đảm bảo tính thống nhất vể đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lƣợng, thời gian và giá trị.

Bƣớc 4: Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu của luận văn liên quan đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam nói chung và ngành y tế nói riêng có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh để làm gì sẽ giúp luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Bƣớc 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Đây là những “con số biết nói” giúp Luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với việc thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM

3.1. Khái quát về ngành y tế của Việt Nam

3.1.1 Về cơ sở khám chữa bệnh

Tính đến ngày 31/12/2013, toàn quốc có 1.069 bệnh viện, 636 phòng khám đa khoa khu vực, 60 Bệnh viện điều dƣỡng và phục hồi chức năng, 11.055 trạm y tế cấp xã/ phƣờng, 710 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp và 32 cơ sở khám, chữa bệnh khác thuộc mọi thành phần kinh tế: nhà nƣớc, ngoài nhà nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Theo bảng 3.1, tổng số cơ sở khám chữa bệnh của nƣớc ta trong giai đoạn 2008 – 2013 đã có sự gia tăng từ 13.460 cơ sở, trong đó có 974 Bệnh viện vào năm 2008 đã tăng lên con số 13.562 cơ sở với 1.069 Bệnh viện trong năm 2013; số lƣợng phòng khám đa khoa khu vực đã giảm từ 781 cơ sở năm 2008 xuống còn 636 cơ sở năm 2013, điều này cho thấy Nhà nƣớc đã có sự quan tâm và siết chặt hơn đối với các cơ sở hoạt động y tế.

Bảng 3.1 Số cơ sở hoạt động y tế giai đoạn 2008 – 2013

(Đơn vị tính: cơ sở) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 13.460 13.450 13.467 13.506 13.523 13.562 Bệnh viện 974 1.002 1.030 1.040 1.042 1.069 Phòng khám đa khoa khu vực 781 682 622 620 631 636 Bệnh viện điều dƣỡng và phục hồi chức năng 40 43 44 59 59 60 Trạm y tế xã, phƣờng 10.917 10.979 11.028 11.047 11.049 11.055

Trạm y tế của cơ quan,

xí nghiệp 710 710 710 710 710 710

Cơ sở khác 38,0 34,0 33,0 30,0 32,0 32,0

(Nguồn: Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Báo cáo Y tế Việt Nam qua tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, xuất bản năm 2012, Hà Nội: Nhà xuất

Tính đến thời điểm 20/12/2012, cả nƣớc có 1065 Bệnh viện (bảng 3.2), trong đó số đơn vị hành chánh sự nghiệp chiếm đại đa số với 910 cơ sở, còn lại 155 cơ sở thuộc các doanh nghiệp. Xét theo vùng kinh tế, số lƣợng các Bệnh viện ở khu vực Tây Nguyên chiếm số lƣợng ít nhất với 47 cơ sở.

Bảng 3.2 Số cơ sở hoạt động y tế chia theo loại hình tổ chức (3)

(Đơn vị tính: cơ sở) Bệnh viện Trung tâm y tế Phòng khám đa khoa, chuyên khoa Trạm y tế cấp xã Cơ sở khám, chữa bệnh khác Toàn quốc 1065 1081 998 11121 20961 Chia ra Đơn vị hành chính sự nghiệp 910 1081 482 11121 88 Doanh nghiệp 155 - 516 - 202 Cơ sở cá thể - - - - 20671 Chia theo vùng kinh tế 1. Đồng bằng số Hồng 279 194 199 2453 4259 2. Trung du và miền núi phía Bắc 171 219 173 2544 1316 3. Bắc trung bộ và

duyên hải miền trung 237 291 159 2922 3217

4. Tây Nguyên 47 74 47 715 1168

5. Đông Nam Bộ 161 101 338 874 4918

6. Đồng bằng Sông

Cửu Long 170 202 82 1613 6083

(Nguồn: Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Báo cáo Y tế Việt Nam qua tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, xuất bản năm 2012, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê)

Theo kết quả tổng điều tra ngành y tế năm 2012, cả nƣớc có 112 Bệnh viện tuyến trung ƣơng và bộ/ ngành, chiếm hơn 10% số bệnh viện của cả nƣớc, trong đó gần ½ số bệnh viện đóng tại Hà Nội; tuyến tỉnh thuộc khối hành chính, sự nghiệp gồm 358 bệnh viện (chiếm 34% tổng số), trung bình mỗi tỉnh có khoảng 06 Bệnh viện. Tuy nhiên, sự phân bố số lƣợng Bệnh viện là không đều do sự khác biệt về địa lý và quy mô dân số, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn đông dân.

Tính đến ngày 01/07/2012 có 913 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế,

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trong lĩnh vực y tế của việt nam luận văn ths (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)