Những trích dẫn đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tùy bút của đỗ chu (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI ĐỖ CHU TRONG TÙY BÚT

2.3.2 Những trích dẫn đa dạng, phong phú

Đọc tùy bút của Đỗ Chu, ai cũng thừa nhận rằng, ông có năng lực trích dẫn thi ca cũng như trích dẫn các tư tưởng lớn vào trong tác phẩm của mình. Trích dẫn vốn là thao tác được sử dụng rất nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học. Rất ít khi ta thấy các trích dẫn trong sáng tác văn chương. Các trích dẫn của nhà văn đưa vào không phải với

dụng ý chứng minh, lí giải vấn đề mà nó như là một sự ngẫu hứng nghệ thuật để dẫn dắt, làm tăng ấn tượng chủ quan đối với những đối tượng thẩm mĩ mà ông đang hướng đến. Có thể chia các trích dẫn có trong tùy bút của ông thành hai loại: trích dẫn thơ ca và trích dẫn các tư tưởng lớn. Đối với thơ ca Việt Nam, ta được gặp gỡ các nhà thơ như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Văn Cao, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Chính Hữu, Hữu Thỉnh, Hoàng Cầm, Lâm Huy Nhuận, Anh Thơ, Đồng Đức Bốn, Trần Anh Thái, Nguyễn Xuân Thâm, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Hoàng Cương…Đối với thơ ca nước ngoài, Đỗ Chu trích dẫn các sáng tác của Giả Đảo, Đỗ Phủ, Trần Tử Ngang, Guillaume.…Nhà văn còn trích dẫn các tư tưởng lớn như Các Mác, Mạnh Tử, Kinh Thánh, Ngũ Lăng nghiêm kinh…

Các trích dẫn có sức phát huy hiệu quả lớn trong ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ở các bài tùy bút chân dung, chủ yếu các trích dẫn đưa vào nhằm khắc họa tính cách và tài năng của nhân vật. Khi viết về Phạm tiến Duật, Đỗ Chu đưa vào rất nhiều những bài thơ làm nên dấu ấn của nhà thơ trên thi đàn văn học Cách mạng như bài Cô bộ đội ấy đã đi rồi, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây và cả Thủ Lăng nghiêm kinh, Nhã ca trong Kinh Thánh…Để khẳng định và làm nổi bật tài năng thơ ca của Chính Hữu, Đỗ Chu đã trích dẫn các bài thơ của ông như Truy kích, Gửi mẹvà các tác phẩm nổi tiếng của Trần Tử Ngang, của Guillaume Apollinaire. Hay để nói về tính cách khiêm nhường, xuề xòa của Kim Lân, Đỗ Chu cũng đã phải viện đến bài thơ tứ tuyệt của Giả Đảo.

Nhìn chung, Đỗ Chu đưa rất nhiều trích dẫn vào các bài tùy bút nhưng không phải lạm dụng hay dễ dãi mà bao giờ cũng đúng vai trò, đúng lúc và vừa phải. Cho nên, với các trích dẫn, giá trị thẩm mĩ của các bài tùy bút được nâng cao, tạo những ấn tượng đẹp trong lòng độc giả. Một số lượng khá lớn những bài thơ và tư tưởng được đưa vào chính xác là cả một một tầm hiểu biết về văn hóa và văn học. Không những thế, với các trích dẫn ấy, Đỗ Chu còn thể hiện sự mĩ cảm của mình một cách tài hoa.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tùy bút của đỗ chu (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)