Giới thiệu trường hợp nghiên cứu Agribank tỉnh Long An

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 45 - 55)

Tên công ty bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Tên công ty bằng tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development.

Tên viết tắt: Agribank.

Giấy phép thành lập và hoạt động số 280/QĐ/NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 15/11/1996.

Vốn điều lệ: 29.154.206.216.715 đồng. Đánh giá nhu cầu

đào tạo

Đánh giá đào tạo

Sự tự tin

Nội dung đào tạo

Phương pháp đào tạo Hiệu quả làm việc của nhân viên

Địa chỉ: Số 2 phố Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84 4383 13694.

Fax: 844 383 13717 - 383 13719. Website: www.agribank.com.vn.  Quá trình hình thành và phát triển

Thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

1990: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

1995: Đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank Việt Nam.

2000: cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, Agribank tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận được sự tài trợ của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như Ngân hàng thế giới- World Bank, ngân hàng phát triển Đông Nam Á –Asian Development Bank, v.v để đổi mới công nghệ, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nhân viên. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế, ngân hàng thiết lập hệ thống chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.

2005: Mở Văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài - Văn phòng đại diện Campuchia.

2009: Khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống.

2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất (tương đương 20%

GDP). Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ. Đến 31/12/2014, Agribank có tổng tài sản 762.869 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 690.191 tỷ đồng; tổng dư nợ 605.324 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa..

Cơ cấu tổ chức

Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nước và Chi nhánh nước ngoài tại Campuchia, Agribank hiện có 9 công ty con, đó là: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC) - CTCP, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABSC), Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp(Agriseco), Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (VJC), Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH một thành viên Thương mại và đầu tư phát triển Hải Phòng, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank.

Hình: 2.5 Mô hình quản trị

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank (2013)

Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.

Hình: 2.6 Cơ cấu tổ chức-điều hành

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank (2013)

Mục tiêu và định hướng phát triển

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chưa vững chắc, kinh tế Việt Nam ổn định trong khó khăn, các ngân hàng trung ương hạ lãi suất điều hành xuống mức thấp kỷ lục và tăng cung tiền thông qua mua trái phiếu nhằm kích thích tăng trưởng, phục hồi kinh tế; các thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh.

Mặc dù có dấu hiệu tích cực nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều biến động, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển; khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt; các nền kinh tế mới nổi vẫn gặp nhiều thách thức do thị trường trầm lắng, sức mua giảm, vốn thiếu. Do đó, hoạt động của ngân hàng đối mặt với nhiều thách thức:

Các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đạt kết quả bước đầu, hoạt động của hệ thống ngân hàng được kiểm soát và đảm bảo an toàn, thanh khoản được cải thiện; tuy nhiên hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức tín dụng thấp hơn trước do những khó khăn trong nền kinh tế và chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào thu hẹp.

Tăng trưởng dư nợ đạt 12,51% nhưng chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa đượcphân loại và đánh giá đầy đủ; trích lập dự phòng xử lý.

Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cần thời gian để phát huy hiệu quả; ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc giảm cơ hội tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp vừa và nhỏ.

Trước bối cảnh đó, mục tiêu ưu tiên của Ngân hàng là:

Duy trì và phát triển vị thế, vai trò nhà cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng chủ đạo cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Tiếp tục là nhân tố trọng yếu trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách Tam nông và hỗ trợ phát triển, xóa đói giảm nghèo.

Tái cơ cấu hiệu quả để hướng tới một Agribank phát triển mạnh mẽ, an toàn và bền vững.

Đổi mới cơ chế quản trị điều hành, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động của Agribank minh bạch và hiệu quả.

Chuẩn hóa quy trình, quy định của Agribank theo thông lệ quốc tế; xác lập cơ chế chính sách linh hoạt phù hợp với thay đổi của thị trường và vận động của nền kinh tế.

Không ngừng phát triển sản phẩm, các kênh phân phối đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của kháchhàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nền tảng quyết định sự thành công của Agribank; đổi mới công tác cán bộ, trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tổng số lao động định biên trong toàn hệ thống Agribank tính đến cuối năm 2013 là 38.445 người. Công tác cán bộ, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ với mạng lưới rộng khắp và 38.445 cán bộ có độ tuổi bình quân là 37, trình độ chuyên

môn từ đại học trở lên chiếm 82,05%, trong đó có 4,12% trình độ trên đại học, Agribank có nguồn nhân lực trẻ và năng động, dày dạn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng cho đổi mới và phát triển. Việc bổ nhiệm chú trọng tới năng lực của cán bộ và nhu cầu của đơn vị; bổ nhiệm nhân sự cấp cao yêu cầu phải có kinh nghiệm điều hành kinh doanh tại chi nhánh và chú ý tới nhân tố trẻ. Trong năm 2013, Agribank bổ nhiệm mới 121 cán bộ, bổ nhiệm lại 154 cán bộ; điều động và luân chuyển 66 cán bộ; tuyển dụng: 929 lao động định biên.

Đào tạo luôn là mối quan tâm và ưu tiên của Agribank. Hoạt động đào tạo không chỉ được thực hiện tại Trường Đào tạo cán bộ Agribank mà còn tại Trụ sở chính và ngay tại các đơn vị. Năm 2013, Agribank tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho 129.303 lượt cán bộ; thời lượng đào tạo bình quân toàn hệ thống đạt 10,1 ngày/người. Nội dung đào tạo phù hợp định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Agribank, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của đơn vị và nhu cầu đào tạo của người học. Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước, đồng thời còn có nhiều giảng viên viên chức giàu kinh nghiệm, có trình độ và am hiểu thực tiễn tại Agribank. Một số chương trình đào tạo mang lại lợi ích tích cực cho hoạt động của ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên như sau:

Ngày 5/8/2014 tại Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đào tạo cán bộ Agribank tổ chức khóa học Kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho các cán bộ là lãnh đạo các chi nhánh loại I, II, III và các phòng giao dịch trực thuộc, với các chuyên đề: Kiến thức tổng quan về công tác quản lý lãnh đạo chi nhánh; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Agribank; Quản trị nguồn nhân lực; Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Marketing sản phẩm; Quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ và quan hệ khách hàng. Khóa học nhằm trang bị cho các cán bộ lãnh đạo những kiến thức lãnh đạo chung và kiến thức nghiệp vụ quan trọng. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, tăng cường vai trò quản lý tại chi nhánh trong hệ thống Agribank. Giảng viên là các Phó giáo sư, tiến sĩ đến từ các đại học kinh tế hàng đầu của Việt Nam như: Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh; Khoa quản trị kinh doanh Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v. Các giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc trong các lĩnh vực quản

trị nguồn nhân lực, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Trong quá trình học tập, học viên được trao đổi thảo luận về các vấn đề trọng tâm của chương trình học nhằm hiểu sâu sắc vấn đề. Học viên hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức lĩnh hội trong quá trình học vào hoạt động quản lý lãnh đạo tại chi nhánh.

Trường Đào tạo cán bộ còn tổ chức nhiều chương trình đào tạo khác theo đúng tiến độ và kế hoạch: Chương trình đào tạo cán bộ mới tuyển dụng, chương trình đào tạo kiến thức kinh doanh vàng, phân tích tài chính, và các chương trình tập huấn khác, v.v. Các cán bộ của Agribank thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của công việc, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của Agribank.

Ngoài ra, tại chi nhánh tỉnh Long An, ngân hàng còn tổ chức những chương trình tập huấn chuyên biệt như: tập huấn về nghiệp vụ thẻ; tập huấn về bán vé máy bay Vietnam airlines; tập huấn về kinh doanh ngoại tệ; tập huấn nhân viên về cài đặt phần mềm, cài đặt địa chỉ cho máy; lớp triển khai các văn bản nghiệp vụ kế toán, tín dụng nêu những điểm mấu chốt của văn bản giúp nhân viên nắm bắt được vấn đề chính và áp dụng đúng. Bên cạnh đó Agribank Tỉnh Long An cũng hưởng ứng khóa đào tạo của ngân hàng nhà nước về lớp tập huấn cách nhận biết tài liệu giả, giấy tờ giả, chữ ký giả.

Ngày 19/1/2015, Trường Đào tạo cán bộ Agribank tổ chức chương trình khai giảng lớp tập huấn “Bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ Agribank” với sự tham dự của đại diện ban lãnh đạo Trường Đào tạo cán bộ Agribank, Viện Nhà nước và Pháp luật. Tham dự khóa tập huấn, học viên được truyền đạt những kiến thức pháp luật quan trọng: Pháp luật dân sự và hợp đồng dân sự; Những điều cần biết khi Ngân hàng tham gia tố tụng với tư cách là đương sự; Quy trình thẩm định và những vấn đề pháp lý trong quá trình đánh giá, thẩm định tài sản đảm bảo; Quy trình thủ tục xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng; vấn đề công chứng, chứng thực trong hợp đồng tín dụng và các hợp đồng bảo đảm tiền vay. Giảng viên của khóa học là những Giáo sư, Tiến sĩ có kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm và giàu nhiệt huyết đến từ Bộ Tư

pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Học viện Khoa học và xã hội, Khoa Luật Đại học Quốc gia. Học viên là những cán bộ phụ trách pháp chế, hậu kiểm, thanh toán quốc tế, kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh loại I, II, III và cán bộ của các phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc có liên quan. Giảng viên và học viên có thời gian 5 ngày để cùng chia sẻ trao đổi những kiến thức pháp luật trên. Những kiến thức đó là chìa khóa giúp học viên có thể giải quyết những vướng mắc trong công việc trong quá trình tác nghiệp tại chi nhánh.

Tóm tắt chương 2

Nội dung chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm đào tạo, sự tự tin, hiệu quả làm việc của nhân viên và mối quan hệ giữa các yếu tố đào tạo, sự tự tin đến hiệu quả làm việc. Sau đó, tác giả giới thiệu tổng quan về trường hợp nghiên cứu là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank Việt Nam. Từ cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề xuất, tác

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 45 - 55)