2.1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả làm việc của nhân viên là yếu tố quan trọng đối với các công ty nỗ lực giúp những nhân viên hiện có năng suất thấp. Việc nhìn nhận và đánh giá tổng kết hiệu suất công việc theo thời gian của nhân viên có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Hiệu quả làm việc của nhân viên được xem như kết quả đầu ra (Armstrong 2000). Kenney và cộng sự (1992) cho rằng hiệu quả làm việc của nhân viên được đo so sánh với tiêu chuẩn do tổ chức quy định. Theo Rothman và Coetzer (2003), hiệu quả làm việc của nhân viên là việc nhân viên đạt được mục tiêu hoặc tiêu chuẩn mà
Phát triển sự tự tin Kinh nghiệm gián tiếp (vicarious experience) Kinh nghiệm tự chủ (mastery experience) Thuyết phục xã hội (social persuasions) Điều chỉnh trạng thái cảm xúc và thể chất (emotional and physical
tổ chức đề ra.
Theo Kinicki and Kreitner (2007), hiệu quả làm việc của những nhân viên hạnh phúc và hài lòng thì cao hơn và nhà quản lý dễ dàng thúc đẩy họ để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Hiệu quả làm việc của người lao động đạt được thông qua đào tạo là việc cải thiện ngay lập tức các kiến thức, kỹ năng và khả năng để thực hiện các công việc và do đó đạt được cam kết của nhân viên nhiều hơn đối với các mục tiêu tổ chức, theo Huselid (1995); Ichniowski và cộng sự (1997). Do đó, để đạt được sự cam kết làm việc của nhân viên đối với công ty, các nhà quản trị phải chủ động tạo môi trường làm việc với nhiều cơ hội thăng tiến (Stup, 2006).
Như vậy, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, có thể hiểu hiệu quả làm việc của nhân viên là việc nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được chỉ định một cách hiệu quả bằng những cải thiện về kiến thức, kỹ năng và khả năng đạt được từ những hoạt động giáo dục cho tổ chức thực hiện.
Để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, tổ chức có thể sử dụng một số biện pháp như: năng suất, hiệu suất, chất lượng công việc và lợi nhuận tạo ra (Ahuja, 1992).
Đo lường hiệu quả là quá trình liên quan đến quản lý, cá nhân và nhóm dựa trên những hiểu biết được chia sẻ, xác định hiệu quả và những đóng góp so với kỳ vọng, cung cấp thông tin phản hồi và thông báo kế hoạch thống nhất để cải thiện hiệu quả, học tập và phát triển cá nhân một cách thường xuyên và mang tính xây dựng (Armstrong và Murlis, 2004).
Có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc: môi trường tổ chức, yêu cầu công việc và năng lực của cá nhân (Boyatzis, 1982). Đồng tình với Boyatzis, Vathanophas (2007) bổ sung thêm yếu tố đào tạo và phát triển. Theo Vathanophas hiệu quả làm việc phụ thuộc vào các yếu tố: môi trường tổ chức, yêu cầu công việc, các năng lực cần thiết của cá nhân trong đó có độ tự tin, ảnh hưởng của đào tạo và phát triển. Khung khái niệm của nghiên cứu này được minh họa trong hình 1.
Hình 2.2: Phỏng theo mô hình hiệu quả làm việc có hiệu quả (Boyatzis, 1982).
Nguồn : Vathanothas (2007)